Người tu theo Thiền tông có nên lập gia đình?

Người tu theo Thiền tông có nên lập gia đình?

Người tu theo Thiền tông có nên lập gia đình?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Người tu theo Thiền tông có nên lập gia đình?

Hỏi: Người tu theo Thiền tông có nên lập gia đình? Ông Nguyễn Văn X. cư ngụ tại Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ông có hỏi Trưởng Ban quản trị chùa Thiền tông câu hỏi như sau: – Kính thưa Trưởng Ban, tôi tu dụng công nay đã trên 25 năm. Nhưng sâu thẳm bên trong tôi vẫn có cái gì đó chưa được giải tỏa thắc mắc. Tình cờ, tôi được người cháu biếu tặng 7 quyển sách của tác giả Nguyễn Nhân, trong đó có quyển số 9 – sách trắng Thiền tông. Không ngờ tôi thấy bộ sách quá tuyệt diệu, khác hẳn sự hiểu biết thông thường của tôi. Có thể nói giờ đây tôi đã giải tỏa mọi thắc mắc bên trong tôi, đặc biệt là quyển sách trắng Thiền tông. Đây là quyển diễn tả hết sức chân thật qui luật thành, trụ, hoại, diệt của vạn vật trong càn khôn vũ trụ này, trong đó có con người. Tôi hết sức tâm đắc quyển sách này. Xin thành thật cám ơn rất nhiều Trưởng Ban và tác giả Nguyễn Nhân đã cất công sưu tầm và giảng dạy những lời chân thật và sâu mầu từ Đức Phật. Nhân đây, tôi có một thắc mắc mong Trưởng Ban giải đáp: 

Trưởng Ban trả lời: – Mời ông cứ hỏi. Ông Nguyễn Văn X. thưa: – Tôi có người cháu rất thích tu tập các pháp môn nhà Phật, đặc biệt là pháp Giác ngộ & Giải thoát của Đức Phật truyền lại. Nhưng khổ nỗi, cháu tôi có cô bạn cứ bám theo và ngỏ ý muốn kết duyên hoài. Cháu tôi đang phân vân không biết có nên lập gia đình hay không? Như vậy, theo Trưởng Ban người tu theo Thiền tông đối với việc lập gia đình như thế nào? Tôi phải khuyên cháu tôi thế nào? Trưởng Ban đáp: – Có thể nói đây là câu hỏi rất hóc búa và hết sức tế nhị, liên quan đến duyên nợ và nhân quả chớ chẳng phải thường. Tôi xin trích dẫn vài câu chuyện như sau, hi vọng ông sẽ biết cách giải quyết: Câu chuyện 1: Nói về Nhân – Quả. Đây là định luật bất di bất dịch nơi thế giới này nói riêng và trong càn khôn vũ trụ nói chung. Không ai có thể can thiệp vào nhân quả cả, kể cả Đức Phật. Hàng Bồ Tát thì biết rõ nhân quả nên sợ “nhân” trước khi có “quả”, vì có nhân sẽ sanh ra quả. Còn hàng phàm phu như chúng ta thường để “quả” xảy ra rồi mới sợ “nhân”. Đức Phật thì càng hiểu rõ định luật Nhân – Quả khủng khiếp như thế nào, nên Ngài luôn biết cách nương theo Nhân – Quả chứ không can thiệp vào nó. Một ví dụ điển hình như: một ngày nọ kinh thành Ca Tỳ La Vệ của dòng họ Thích Ca bị vua Lưu Ly của nước Kiều Tất La (Kosala) xâm lược. Khi thấy cảnh đất nước bị xâm lăng, Đức Phật cũng động lòng ái quốc mà tìm cách giải cứu. Đức Phật ba lần ngồi chận đường để ngăn cản đại quân của vua Lưu Ly. Tuy vua Lưu Ly mỗi lần gặp Phật là mỗi lần lui binh, nhưng lòng thù hận muốn báo thù và xâm lược không dứt được. Đức Phật biết sự báo ứng của nhân quả và muốn cho nó tự kết thúc nên sau đó để cho vua Lưu Ly tự do đi. Khi tôn giả Mục Kiền Liên biết đại quân của vua Lưu Ly bao vây thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đến bạch với Phật rằng: – Thưa Thế Tôn! Thành Ca Tỳ La Vệ bị vua Lưu Ly xâm lược, chúng con cần phải tận lực để cứu nhân dân trong thành. Đức Phật nhìn tôn giả giây lâu, rồi từ hòa nói: – Mục Kiền Liên! Dòng họ Thích Ca chịu quả báo của tội nghiệp nhiều kiếp đã qua, đó là cộng nghiệp chiêu cảm. Ông không thể chịu thay cho họ. Họ chẳng chịu sám hối, tham lam kiêu mạn, không sửa đổi, cũng giống như nhà cửa mục nát thì đến ngày sụp đổ thôi. Mục Kiền Liên nghe Phật nói, tuy biết đó là sự thật, nhưng nghĩ đến thần thông quảng đại của mình nên muốn dùng nó để cứu nạn dân chúng trong thành. Vua Lưu Ly dùng trăm vạn đại quân vây khốn thành Ca Tỳ La Vệ cho đến một giọt nước cũng không lọt thì con người làm sao trốn ra được. Chỉ có Mục Kiền Liên vận thần thông nương hư không bay vào thành. Khi vào thành rồi, tôn giả chọn năm trăm người ưu tú trong dòng Thích Ca, rồi hóa phép để họ trong bình bát và bay ra. Đến một nơi an ổn, Ngài mở nắp bình để thả năm trăm người ấy ra. Chẳng dè bình bát thì mở mà không thấy gì cả làm Ngài một phen thất kinh hồn vía vì năm trăm người trong bình bát đều hóa thành máu cả. Đức Phật không nói sai. Ngài Mục Kiền Liên đã can thiệp vào nhân quả và kết quả của sự việc này làm Ngài mất hết thần thông. Do vậy, khi Ngài đi bộ từ trên núi xuống, ngoại đạo biết điều đó nên đã tìm cách sát hại Ngài. Do vậy, ngay cả đến đệ nhất thần thông cũng không qua nghiệp lực của nhân quả. Câu chuyện 2: Ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa), lớn hơn Đức Phật 1 tuổi, là một trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật. Con của ông Ẩm Trạch và bà Hương Chí, nước Ma Kiệt Đà. Khi mẹ sinh Ngài ra, Ngài có làn da toàn màu vàng sáng ánh. Khi 22 tuổi, cha mẹ bảo cưới vợ, Ngài không chịu, cha mẹ ép quá, nên Ngài đặt điều kiện với cha mẹ như sau: – Nếu cha mẹ tìm được cô gái nào có làn da như con, thì con mới bằng lòng cưới vợ. Cha mẹ Ngài liền cho đúc một pho tượng bằng vàng, đẩy đi khắp nơi tìm người nữ nào có làn da giống như pho tượng. Khi pho tượng đẩy đến thị trấn Hàn Thuật Trung, có gia đình ông Phương Thủy Ái và vợ là bà Liễu Ánh Phương có nàng con gái mới 20 tuổi, tên là Hàn Phương Nga, có làn da y như pho tượng, nên Ngài đành phải chấp nhận cưới nàng. Khi hai người cưới nhau, Ngài có trình bày cùng vợ: “Thật tình tôi không muốn cưới vợ nên đặt điều kiện khó này ra, không ngờ tôi gặp được nàng. Vậy, tôi xin nàng hãy cùng làm bạn tri kỷ với tôi thôi, không theo dâm dục thường tình. Nàng Hàn Phương Nga đồng ý. Hai người sống chung với nhau được 2 năm, Ngài xin cha mẹ cho Ngài và nàng Hàn Phương Nga xuất gia, cha mẹ Ngài bằng lòng, hai người vào núi tu hạnh đầu đà, tức tu khổ hạnh … Một ví dụ nữa: Chúng ta hãy quan sát kỹ nhân quả, duyên nợ của những đôi vợ chồng. Có những cặp vợ chồng còn duyên nợ và nhân quả với nhau, thì cho dù có sự cố hay tác động bên ngoài cỡ nào đi chăng nữa thì cũng không thể tách rời họ được. Ngược lại, có những người đã đến lúc hết duyên hết nợ rồi thì tự nhiên họ lại đâm ra ghét nhau mặc dù đôi khi giữa họ chẳng có việc gì lớn xảy ra, rồi lại đường ai nấy đi, v.v… Nói tóm lại, qua 3 ví dụ trên, tôi nghĩ ông đã hiểu nhân quả khủng khiếp thế nào rồi. Một thần thông đệ nhất như Mục Kiền Liên mà cũng không vượt qua được Nhân Quả. Mặc khác, người tu khổ hạnh như Ngài Ca Diếp cố tình muốn thoát duyên vợ chồng cũng không được, khi ông vẫn còn duyên vợ chồng với nàng Hàn Phương Nga. Tuy nhiên, chúng ta nên học hỏi cách thức xử trí sau đó của bậc Tổ như Ngài Ma-Ha-Ca-Diếp. Nếu người nào may mắn không mắc nợ duyên vợ chồng trong kiếp này, nếu hiểu Thiền tông thì quả là tuyệt vời vậy. Đối với Thiền tông, không lập gia đình thì cũng tốt. Mà có lập cũng tốt. Vì sao vậy? Vì tu Thiền tông đúng nghĩa là hiểu rõ nhân quả và trả nhân quả sòng phẳng, không né tránh. Vẫn phải làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người vợ, người cha, người mẹ, người con, cháu, v.v… trong gia đình, một người tốt trong xã hội. Khi chúng ta đã hiểu rõ nhân quả rồi thì sẽ biết cách nương theo nó và vượt qua nó, như Đức Phật đã chỉ “Công thức Giải thoát” trong quyển “Đức Phật dạy tu Thiền tông”. Nếu người vợ/chồng của chúng ta cùng tu tập Thiền tông với chúng ta thì quả là chúng ta có phước báu lớn. Ngược lại, từ chúng ta cũng tự âm thầm nghiên cứu cho riêng mình, đợi duyên đến, không vấn đề gì cả. Ngoài ra, khi có duyên lớn, chúng ta sẽ độ được vợ/chồng, con/cháu, v.v… của chúng ta. Trên đây là 3 ví dụ mà chúng tôi chỉ đưa ra cho ông hiểu, chứ không dám góp ý ở đây, mong ông sẽ có lời khuyên đúng cho cháu ông. Ông Nguyễn Văn X. thưa: – Như vậy, tôi đã hiểu lời Trưởng Ban nói. Tôi biết sẽ làm như thế nào rồi. Xin cám ơn Trưởng Ban.

Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu.

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 12 | Hôm nay: 172 | Hôm qua: 240 | Tổng truy cập: 829274
Đặt câu hỏi trực tuyến