Tiêu chuẩn của một Thiền sư thứ thiệt.

Tiêu chuẩn của một Thiền sư thứ thiệt.

Tiêu chuẩn của một Thiền sư thứ thiệt.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Tiêu chuẩn của một Thiền sư thứ thiệt.

 

Cụ bà Nguyễn Thị Lan, sanh năm 1920 (90 tuổi), tại huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Cư ngụ tại thị xã Bà Rịa, hỏi: – Thiền sư Trí Khải, có dạy pháp tu “Lục Diệu Pháp Môn”, hiện nay cho là cao nhất, sao nói pháp môn “Thiền tông” là cao nhất?

Trưởng ban trả lời: – Trí Khải là một vị Thầy dạy tu Thiền, cho nên trong nhà Thiền gọi Ngài là Trí Khải đại sư, tức một vị Thầy lớn, chuyên dạy về môn Thiền học sáu cách Quán của hơi thở. Vị đại sư này không biết tu Thiền tông là tu làm sao, nên Thầy tưởng quán hơi thở là của Thiền tông, nên Thầy cho 6 cách thở là pháp môn, nên Thầy gọi là “Lục diệu pháp môn”. Ngài ở núi Thiên Thai bên Trung Quốc, chứ không phải là một vị Thiền sư đúng nghĩa như trong Nhà Thiền. Thiền sư đúng nghĩa, Người đó phải thông tất cả các môn Thiền học như: 1- Tà thiền. 2- Chánh thiền. 3- Phàm phu thiền. 4- Nội thiền. 5- Ngoại thiền. 6- Tiểu thừa thiền. 7- Đại thừa thiền. 8- Tối Thượng thừa thiền. 9- Tổ sư thiền, tức là Thiền tông. Một vị thiền sư đúng nghĩa phải thông suốt 9 pháp môn Thiền nói trên. Còn ai không biết được 9 pháp môn nói trên là mạo danh Thiền sư mà thôi. Xin giải nghĩa lối tu “Sáu cách thở” của Ngài đại sư Trí Khải dạy như sau: Thiền này chỉ được xếp vào hàng Thiền Tiểu thừa thôi, vì Thầy dùng tâm vọng tưởng để tu: Sáu cách thở này, gồm: 1- Sổ tức: Đếm hơi thở từ 1 đến 10 và đếm ngược lại, khi thuần thục, bỏ, chuyển qua Tùy tức. 2- Tùy tức: Theo hơi thở, hơi thở ra, hít vào, phải biết rõ ràng, khi thuần thục rồi cũng bỏ, để qua Chỉ. 3- Chỉ: Dừng, không theo hơi thở, thuần thục rồi cũng bỏ, để qua Quán. (Chính cách quán này là Tiểu thừa đó). 4- Quán: Quán sát hơi thở, Tìm coi nhiệm vụ của hơi thở là gì, khi biết chắc hơi thở để nuôi thân, biết rõ như vậy, rồi cũng bỏ, để chuyển qua Hoàn. (Chữ Tìm trong cách quán này là Đại thừa đó). 5- Hoàn: Cho hơi thở trở về bình thường, thuần thục rồi, chuyển tâm vọng tưởng về Tịnh. 6- Tịnh: Tâm vọng tưởng của Người tu thật sự đạt được thanh tịnh, là đã viên mãn theo pháp tu “Sáu cách thở”. Đây là sáu cách tu dụng công của tâm vọng, tuần tự để đạt đến chỗ an định. Mục đích người tu theo “Sáu cách thở” là để đạt đến chỗ an định và vào an trú nơi ấy. Nói thật chính xác, đây là pháp tu thông giáo thật cao giữa Tiểu thừa thiền và Đại thừa thiền, chỉ đến “mé sân” của Thiền tông thôi, chứ không phải là Thiền tông. Tuy nhiên, vị nào tu theo “Sáu cách thở” này, mà tâm vật lý của mình thật sự được thanh tịnh rồi, nếu gặp được một vị “Thiện tri thức” hay một vị đã đạt được “Bí mật Thiền tông”, nếu có yêu cầu các vị ấy giúp đỡ, thì các vị ấy sẽ chỉ cho “Đường vào Bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”. Còn không gặp được các vị trên, ngồi đó “Tịnh” suốt đời rồi cũng “Ta là Ta” mà thôi.

Cụ bà Nguyễn Thị Lan lại hỏi tiếp: – Tôi có đọc 3 quyển sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, do Trưởng ban giảng giải. Tôi có hỏi một vị xưng mình là Thiền sư, về pháp môn tu theo Thiền tông có dụng công để nhận ra Phật tánh, vị ấy không trả lời được. Như vậy, vị ấy có phải là Thiền sư đúng nghĩa không?

Trưởng ban trả lời: – Kính thưa cụ Nguyễn Thị Lan, Người tu theo Thiền tông, cốt yếu là nhận ra Phật tánh của chính mình và sống với Phật tánh ấy, không đem sự hiểu biết của mình để hỏi khó những vị tu hành khác. Vì sao vậy? Vì theo khuôn phép nơi thế giới này, những vị ấy ít nhất cũng là những bậc Đại đức, Thượng tọa hoặc Hòa thượng, còn kèm theo những chức vị nữa, nên đã đứng vào trong hàng Tăng Bảo. Do đó, Người tìm hiểu hay tu theo Thiền tông học đạo Phật, không thể nào chấp vấn với những vị trong hàng Tăng Bảo được. Chúng tôi có lời khuyên cụ như sau: – Cụ may mắn đọc được sách viết về Thiền tông học là cụ đã có đại duyên đại phúc với Phật pháp rồi, nếu cụ kiên trì sẽ nhận ra Phật tánh của chính mình, là cụ đã biết đường bước ra ngoài sức hút của vật lý luân hồi, tức cụ có đại phúc hơn nhiều Người khác. Do vậy, chúng tôi có lời khuyên cụ phần này. Còn về một vị Thiền sư đúng nghĩa, vị ấy phải thông tất cả các pháp môn Thiền, còn Người không biết chỉ gọi là giảng sư thôi. Chúng tôi cũng xin chỉ thêm cho cụ: – Vị thầy nào dạy Người khác tu mà ngồi dụng công thiền, là vị ấy dạy người tu thiền đi trong luân hồi. Vì sao vậy? – Vì thân và tâm của một con người đều phải sống đúng theo qui luật luân hồi của vật lý, không ai có tài nào mà sử dụng thân và tâm của vật lý mà “Dừng” luân hồi nơi thế giới này được? Nếu vị nào dạy người khác tu mà “Dừng” tâm vật lý nơi thế giới này, tức muốn phá bỏ luân hồi trong vật lý vậy. Chúng tôi xin chỉ cụ thêm: – Đức Lục Tổ dạy: Nó luôn lúc nào cũng hành, để sanh ra muôn pháp! Tức nó phải tuân theo qui luật: Thành – Trụ – Hoại – Diệt, của thế giới này, để thế giới này luôn luôn tồn tại, mà trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật dạy là “Tướng thế gian thường còn”. Vì nguyên lý này, nên Sơ Tổ Trúc Lâm Yên Tử là Ngài Điều Ngự Giác Hoàng có dạy: – Những gì trong vật lý, cứ để tự nhiên, mà người tu Thiền tông chỉ cần nhận ra cái gì của chính mình là đủ, chớ đừng tìm kiếm bên ngoài làm chi cho mệt, những thứ tìm được trong vật lý, là những thứ phải bỏ đi! Vì vậy, Ngài có làm thơ để nói lên chỗ này như sau: Trong nhà có báu “Thôi” kiếm tìm Tâm, cảnh “không dính” tu thiền mà chi. Trên đây, chúng tôi xin dẫn vài câu của những vị Tổ Sư thiền để cụ hiểu. Cụ muốn tu theo Thiền tông để nhận ra Phật tánh thanh tịnh của chính cụ, cụ nên nghiền ngẫm “Những câu hỏi về Thiền tông quyển một” mà tác giả Nguyễn Nhân đã xin xuất bản, chúng tôi đã trả lời rất nhiều. Còn cụ hỏi thiền sư, ai thiệt, hay ai không thiệt, xin cụ nhìn kỹ những việc làm của những vị ấy, cụ sẽ rõ: Thiền sư thứ thiệt: – Họ không làm những việc có tánh cách đi kiếm tiền. – Đặc biệt, không dạy cho ai tu bất cứ pháp môn nào mà bị trói buộc. – Tiếp xúc với phật tử không nhận bao thơ. – Nghe danh, nghe lợi, họ liền từ chối, v.v… Thiền sư mạo danh: – Tiếp xúc với phật tử, tiền là đầu tiếp xúc. – Người nào giàu sang là tiếp, bất luận là ngày hay đêm. – Lân la đến những người có của và có quyền thế. – Người nghèo họ không màng đến. – Ăn mặc chú trọng hình thức bên ngoài, v.v… Cụ bà Nguyễn Thị Lan đã rõ thông những câu hỏi của mình, nên cụ hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

Trích quyển “Những câu hỏi Thiền tông quyển 2″ – tác giả Nguyễn Nhân.

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 8 | Hôm nay: 294 | Hôm qua: 548 | Tổng truy cập: 764245
Đặt câu hỏi trực tuyến