Cụ ông Lương Văn Hảo, sanh năm 1942 (68 tuổi), tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Cư ngụ tại phường Phú Mỹ, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, hỏi như sau: – Kính Trưởng ban, chúng tôi đọc sách của tác giả Nguyễn Nhân viết, thật tình quá hay, từ trước đến nay chúng tôi chưa thấy nơi nào đề cập đến. Chúng tôi có thắc mắc như sau, xin Trưởng ban giải đáp cho, thành thật biết ơn nhiều.
Câu hỏi như sau: – Ngài A Nan Đà, là 1 trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật. Ngài được mang danh là nhớ dai bậc nhất, cũng được gọi là Người có cái đầu chứa đựng nhiều nhất. Được biệt tài như vậy, sao không nhận được “Chánh pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm”, nơi tâm mình, mà phải đợi đến ông Ma Ha Ca Diếp dạy, ông mới đạt được “Bí mật Thiền tông”? Sau đó mới được truyền “Bí mật Thiền tông”?
Trưởng ban trả lời cho cụ ông Lương Văn Hảo: – Thưa cụ Hảo, cụ hỏi được như vậy, chứng tỏ rằng cụ đã xem sách viết về Thiền học rất nhiều, nên hỏi đến chỗ cao xa như vậy. Theo nguyên tắc Thiền học, Người nào muốn nhận ra “Yếu chỉ Phật ngôn”, Người đó tâm phải ở trạng thái “Thanh tịnh, nhưng phải hằng tri” thì mới nhận được. Còn Ngài A Nan Đà không Giác ngộ “Yếu chỉ Phật Ngôn” là vì lý do như sau: Tâm vật lý của Ngài A Nan Đà như là cái kho chứa ngôn từ, chữ nghĩa, do đó, cái “Kho thanh tịnh” của Ngài A Nan Đà bị các cái kiến thức của trần gian này Ngài đem vào nên cái kho thanh tịnh của Ngài không còn được thanh tịnh nữa, nên không giác ngộ những lời của Đức Phật dạy. Cụ Lương Văn Hảo hỏi tiếp: – Thưa Trưởng ban, đầu óc ông A Nan Đà như là một cái kho, cớ sao, sau này ông lại nhận được “Yếu chỉ Phật ngôn” nơi Ngài Ma Ha Ca Diếp?
Trưởng ban trả lời: – Quả thật cụ hỏi rất hay, đây là chỗ “Bí mật trong Nhà Thiền”, mà thường thường các vị Thiền sư hay những vị Thiền gia gọi là “Bí mật Thiền tông”. Chúng tôi trả lời cho cụ nghe đoạn này, cũng có nghĩa là chúng tôi đem hết những “Bí ẩn Thiền” trong Nhà Phật “trao lại” cho cụ, cụ cố gắng nắm lấy, nhưng chúng tôi có lời khuyên cụ như sau: – Khi cụ biết được chỗ tuyệt đỉnh này, không bừa bãi đụng đâu nói đó mà mang họa. Cụ chỉ được phép nói lại với những Người nào thực tình muốn biết pháp môn Thiền học để tu Giác ngộ và Giải thoát. Tuyệt đối không đi công kích Người khác. Sở dĩ, hôm nay chúng tôi được phép nói trắng ra cho cụ và nhiều Người cùng biết chỗ cao sâu của pháp môn Thiền tông học này, là vì Mạch nguồn Thiền tông đã đến nơi này. Khi chúng tôi công bố những lời cao sâu của Đức Phật để mọi Người cùng biết, đồng nghĩa chúng tôi phải trực diện đối đầu với những Người tu sử dụng vật lý. Vì chỗ trực diện đối đầu đó, mà chúng tôi sẽ bị nguy hiểm, nên khi chúng tôi phổ biến ra là phải lẫn tránh ngay. Vì lý do đó, chúng tôi khuyên cụ hãy cẩn thận, không nói ra lời chân thật này. Còn phần tác giả Nguyễn Nhân chỉ phổ biến trong ẩn ý thôi. Chúng tôi xin nói rõ câu hỏi của cụ như sau: – Ban đầu, Ngài A Nan Đà theo Đức Phật tu, ý Ngài muốn như sau: 1- Ngài muốn đem đầu óc nhớ dai, văn hay, chữ đẹp của mình để khoe với mọi Người chung quanh. 2- Vì chỗ đó, mà những lời dạy ẩn ý cao sâu của Đức Phật dạy cho đại chúng Ngài không hiểu được. Đây là cái bệnh của ai sống với “tánh Người”, hiện tại cũng như mấy ngàn năm trước. 3- Khi Như Lai nhập Niết bàn có dạy trong hội chúng là Tổ vị thứ 2 là Ngài A Nan Đà. Vì lời dạy của Như Lai quá rõ ràng, ông Ma Ha Ca Diếp đã lớn tuổi rồi mà ý sâu mầu của Đức Phật dạy Ngài không nhận được. Vì chỗ chưa nhận ra đó, nên Ngài, ngày đêm lúc nào Ngài cũng cố gắng tập cho tâm vật lý mình tự nhiên thanh tịnh. Vì chỗ cố gắng đó, nên ông Ma Ha Ca Diếp biết được. Vì vậy, khi Ngài A Nan Đà đột nhiên hỏi Ngài Ma Ha Ca Diếp, Ngài Ma Ha Ca Diếp nói thật lớn mà không có ý nghĩa gì. Chính chỗ này mà ông Ma Ha Ca Diếp “đẩy” Ngài A Nan Đà vào “chỗ vô sanh”. Khi Ngài A Nan Đà được “Rơi vào chỗ vô sanh” rồi, Ngài mới biết, từ trước đến nay Ngài luôn lúc nào cũng sống với tánh vật lý của Thế giới này. Cụ Lương Văn Hảo nghe Trưởng ban giải thích câu hỏi của mình, bỗng nhiên cụ Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”, Cụ trình với Trưởng ban: – Quả thật pháp môn Thiền tông thật diệu kỳ, tôi vừa nghe Trưởng ban giải thích mà đã cảm nhận được được sự kỳ diệu của pháp môn này. Cụ nói mà muốn khóc.
Trưởng ban nói: – Vị nào tu theo đạo Phật mà một lòng quyết chí cao muốn Giác ngộ, thì pháp môn Thiền tông học sẽ giúp cho vị ấy ngay. Còn vị nào tu theo đạo Phật mà ham mê Thần, Thánh, Ma, Quỉ hay thích Danh, Lợi, lừa Người để lấy tiền Người dại khờ, thì bị pháp môn Thiền tông học này xua đuổi ra ngay. Vì bị xua đuổi đó, nên những vị nói trên họ sẽ hãm hại những ai dám nói pháp môn Thiền tông học này với họ. Kiểm chứng phầy này, cụ thử như sau sẽ biết: 1- Đưa sách viết chánh pháp Thiền tông học này cho những người đang sử dụng bùa, ngải, tự nhiên cụ sẽ biết kết quả như thế nào. 2- Những vị đem kinh đang lưu hành trong vật lý giảng dạy cho người khác mà nói thao thao, ai ai cũng khen ngợi. Nếu cụ đem kinh này cho vị đó đọc chỉ lời nói đầu thôi, cụ sẽ bị vị ấy đánh liền, có khi giết cụ nữa. 3- Vì nguy hiểm như nói trên, nên ngày xưa, Ma Vương có lời nguyền độc địa với Đức Phật, cụ nên tìm lời nguyền ấy trong các sách mà tác giả Nguyễn Nhân đã xuất bản. – Cuộc vấn đáp này có mặt 15 người, ai ai cũng nhận được ý sâu mầu pháp môn Thiền tông học này. Còn riêng cụ Lương Văn Hảo hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.