Ông Trịnh Hoàng Kiếm, sanh năm 1943 (67 tuổi), tại huyện Gò Công Đông, cư ngụ tại Tp. Mỹ Tho, có thắc mắc như sau, nên hỏi Trưởng ban: – Đức Phật dạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa trên núi Linh Sơn, khi Ngài đưa cành hoa sen lên cho mọi Người xem, ai cũng ngơ ngác, duy chỉ có ông Ma Ha Ca Diếp nhận ra yếu chỉ lời của Đức Phật dạy. Chẳng lẽ 1.249 vị còn lại, trong đó có các đệ tử lớn của Đức Phật, như: Ngài Mục Kiền Liên, Ngài Xá Lợi Phất, Ca Chiên Diên, v.v… là những vị tài giỏi, sao không nhận được ý sâu mầu của Đức Phật dạy?
Trưởng ban trả lời: – Quả thật, câu hỏi của ông thuộc vào hàng cao tột trong Thiền học. Chúng tôi xin dẫn chứng các lý do như sau, ông sẽ hiểu tại sao các vị là đệ tử lớn của Đức Phật và những Người có kiến thức cao lại không nhận ra ẩn ý sâu mầu của Đức Phật dạy qua cành hoa sen: – Vị nào muốn nhận ra ẩn ý của Đức Phật dạy qua vật có hình tướng, vị ấy phải luôn luôn lúc nào cũng phải sống trong Phật tánh thanh tịnh của chính mình, mà phải sống liên tục, khi bất ngờ nhìn thấy hình ảnh gì trước mặt mình thì mình mới biết ngay. Vì Ngài Ma Ha Ca Diếp đã luôn lúc nào cũng sống với Phật tánh của chính Ngài, nên khi Ngài vừa nhìn thấy cành hoa sen của Đức Phật đưa lên, tức khắc tánh Thấy của Ngài nhận ra liền, mà Ngài thấy bằng tánh Thấy của Phật tánh. Do đó Ngài mỉm cười. Ông muốn biết thật rõ phần này, xin ông tìm đọc “Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ sư Thiền tông Ấn Độ – Trung Hoa – Việt Nam, chúng tôi có nêu đầy đủ lý do Ngài đạt được “Bí mật Thiền tông”. Ông Trịnh Hoàng Kiếm hỏi thêm: Người sống trong Phật tánh của chính mình, đối với Người sống trong vật lý khác nhau như thế nào?
Trưởng ban trả lời: – Khi Người đã sống được với Phật tánh của chính mình khác với Người sống theo chiều vật lý có khác, nhưng chúng tôi không phải biết nói như thế nào mới đúng đây, chỉ đưa ra ví dụ như sau tùy ông hiểu: – Ngày xưa, hồi Đức Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn được vua Ba Tư Nặc mời đến hoàng cung để cúng dường. Vua Ba Tư Nặc mải mê đánh cờ với các Thầy tu Tiên, nên quên đi sự cúng dường cho Đức Phật. Người giữ ngựa thấy Đức Phật đói, liền lấy lúa của ngựa ăn, nấu cơm dâng nên cúng dường cho Đức Phật ăn. Đức Phật cứ tự nhiên ăn, các đệ tử của Đức Phật, thấy Đức Phật ăn như vậy, vị nào cũng khóc! Đức Phật hỏi tại sao các ông lại khóc? Ông A Nan Đà đại diện đứng ra trình thưa với Đức Phật: – Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con ăn gì cũng được, riêng Đức Thế Tôn là vị Pháp vương Vô thượng, cũng là vị Giáo chủ trong cõi Ta bà này, và trong Tam giới này không ai bằng Đức Thế Tôn được. Đức Thế Tôn là Thầy của các cõi Trời và làm Thầy trong cõi nhân gian này. Đức Thế Tôn ăn lúa của ngựa ăn, chúng con thấy thương quá nên chúng con khóc. Đức Phật liền gọi Ông A Nan Đà đến ngồi kế bên rồi tự tay Ngài nhúm lấy nắm cơm trực tiếp đút cho ông A Nan Đà ăn, Ông A Nan Đà bật khóc lần thứ hai, dưới sự ngỡ ngàng của mọi Người. Đức Phật hỏi Ông A Nan Đà: – Tại sao Ông lại khóc nữa? Ông A Nan Đà bạch cùng Đức Phật: – Kính bạch Đức Thế Tôn: Từ khi chúng con theo Đức Thế Tôn học đạo Thiền, lần thứ nhất con khóc là vì con nhận ra ý sâu mầu của Đức Thế Tôn dạy nơi kinh Thủ Lăng Nghiêm, con có thệ nguyện rằng: – Dù hư không này có hư hoại, nhưng lòng kiên cố của con tin lời Đức Thế Tôn dạy không bao giờ thay đổi, Như Lai đã ấn chứng cho con, nên con khóc. Còn hôm nay, chúng con thấy Như Lai ăn luá của ngựa ăn, chúng con thấy thương Đức Thế Tôn quá nên chúng con khóc. Còn khóc lần thứ 3 này, khi Như Lai đút cho con miếng cơm của ngựa ăn, con không thể nào diễn tả được sự ngon kỳ diệu ấy. Đức Phật dạy ông A Nan Đà: – Này ông A Na Đà, Người mà sống được với Phật tánh của chính mình rồi, thì Người đó phước đức của họ đã vượt qua bình thường phước đức của vật lý nơi Thế giới này. Do vậy, khi Như Lai sử dụng hay ăn bất cứ vật gì của vật lý nơi Thế giới này, tự nhiên những thứ ấy tức khắc biến thành là những thượng vị cả. Vì các Ông chưa hiểu chỗ này, nên khi Như Lai đưa lúa của ngựa ăn cho Ông ăn, Như Lai liền chuốt vào miếng cơm đó phước đức của Như Lai, nên miếng cơm đó tức khắc biến thành là thức ăn thượng vị. Đức Phật nói rõ với Ông A Nan Đà và những Thầy Tỳ kheo có mặt về bữa cơm hôm nay: Thứ nhất: Luật nhân quả ở thế giới này là bất di bất dịch. Hôm nay Như Lai ăn bữa cơm này là Như Lai trả quả ngày xưa mà Như Lai đã nợ Ông vua Ba Tư Nặc này: Từ nhiều đời trước Như Lai cũng đã cho Ông vua này ăn lúa của ngựa ăn, nên hôm nay Như Lai phải bị trả quả. Thứ hai: Chứng minh, khi một Người tu đã đạt được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rồi, thì phước báu của Người chứng ấy, nơi Thế giới này không có gì bằng được. Để chứng minh phước báu của một vị Phật, nên Như Lai cho Ông A Nan Đà ăn miếng cơm tầm thường này, và chuốc phước của Như Lai vào trong miếng cơm ấy, để ông A Nan Đà cảm nhận được phước báu tuyệt diệu của Như Lai, chớ nếu Như Lai không chứng minh thực tế phước báu này, các ông sẽ không tin. Đức Phật dạy thêm: – Một vị đã thành Phật rồi, dù Người đó có uống thuốc độc cũng không sao. Vì sao được như vậy? Vì những độc tố nơi thế giới này đối với vị sống ngoài vật lý không ăn thua gì. Thứ ba: Như Lai sẽ độ Ông vua Ba Tư Nặc này, không tin những lời tà ma ngoại đạo nữa. Vì khi Như Lai dùng bữa cơm này xong, Chư Thiên sẽ quở mắng Nhà vua, làm Nhà vua thức tỉnh đến sám hối với Như Lai, sau đó Như Lai sẽ dạy Nhà vua tu theo pháp môn Thiền Thanh tịnh để không còn bị Ma ám nữa. Ông A Nan Đà và những vị Tỳ kheo có mặt nghe lời Đức Phật chứng minh và dạy như vậy, các Ngài hết sức vui mừng và cám ơn Đức Phật. Đứng như lời Đức Phật dạy, sau đó, vua Ba Tư Nặc bị Chư Thiên quở trách, Ông liền đến trước Đức Phật sám hối, được Đức Phật dạy pháp môn tu Thanh tịnh thiền, cũng kể từ đây, Nhà vua không còn làm và tin những lời tà ma ngoại đạo nữa, luôn luôn lúc nào cũng hành Thanh tịnh thiền và tôn kính Đức Thế Tôn. Đúng một tháng sau Ngài Giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”. Ông Trịnh Hoàng Kiếm nghe Trưởng ban kể, mà say sưa ngồi nghe, khóe mắt ông đầm đìa lúc nào mà ông không hay biết! Ông hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.