Người trình bày lần này là Phật gia Nguyễn Quốc Trang, hơn 70 tuổi, cư ngụ tại quận 12, TP.HCM.
Trong Diễn Đàn, Phật gia Nguyễn Quốc Trang đã trình bày bài văn và thơ nói lên sự khoa học của đạo Phật, cũng như trích dẫn nguồn gốc chữ viết đã có từ trước thời của Đức Phật.
Song song đó, Phật gia cũng đã chia sẻ cách tạo công đức đúng nghĩa cho những ai thực sự muốn trở về Phật giới, tức quê hương chân thật của chính mình.
Trước đó, Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu cũng phần lưu ý đến những người trình bày Văn – Thơ – Kệ trong các Diễn Đàn tổ chức tại chùa Thiền tông Tân Diệu, đó là:
– Người trình bày Văn – Thơ – Kệ phải tuân thủ theo luật Tự do Tôn Giáo – Tự do Tín Ngưỡng của nước CHXHCN Việt Nam.
– Không chê các pháp môn khác, không xen vào Tín ngưỡng của người khác, ai tin gì là quyền tự do của mỗi người, v.v…
– Trích đọc những điều qui định trong Bộ Luật Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhằm nhắc nhở cũng như răn đe cho những ai trong và ngoài Diễn Đàn vô tình hay cố ý vi phạm đến quyền Tự Do Tôn Giáo – Tự Do Tín Ngưỡng của người khác, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Phần cuối chương trình là phúc đáp của soạn giả Nguyễn Nhân trả lời cho cư sỹ Phúc Ân, trưởng nhóm đạo tràng ở Láng Hạ, quận Đống Đa, TP. Hà Nội, ĐT: 0904.111.479. Vì trước đó, Phật tử đã gửi thư yêu cầu nhà xuất bản Hồng Đức liên hệ soạn giả Nguyễn Nhân, để kiểm tra tính không chân thực của quyển sách “Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông”.
Chúng tôi xin trích nguyên văn thư phúc đáp của soạn giả Nguyễn Nhân trả lời cho cư sỹ Phúc Ân cũng như chia sẻ nguyên văn toàn bộ Video trong buổi lễ trên ở bên dưới đây.
Xin mời quý vị đón xem ở dưới:
Thơ của soạn giả Nguyễn Nhân
trả lời cho cư sỹ Phúc Ân, ĐT: số 0904 111 479, Trưởng nhóm Phật tử Láng Hạ. Do biên tập Ngọc Minh, Nhà Xuất bản Hồng Đức, yêu cầu trả lời 06 phần cho cư sỹ Phúc Ân, gồm:
1- Tập Huyền Ký của soạn giả Nguyễn Nhân viết ra là giả, không nguồn gốc.
2- Tập Huyền Ký của soạn giả viết ra là đầu độc dân tộc Việt Nam.
3- Tập Huyền Ký của soạn giả, gieo rắc mê tín dị đoan.
4- Soạn giả Nguyễn Nhân nói Hòa thượng Thích Thanh Từ chỉ biết một phần nhỏ Thiền tông.
5- Nói Thiền sư Thích Nhất hạnh, không phải là Thiền sư thật.
6- Đề nghị cấm không cho Tập Huyền Ký của soạn giả Nguyễn Nhân lưu hành.
Trên đây là 06 phần mà cư sỹ Phúc Ân, yêu cầu Biên tập Ngọc Minh, Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật gia Việt Nam phải làm cho rõ và thu hồi Tập Huyền Ký này, không cho lưu hành.
Tôi là soạn giả Nguyễn Nhân, là người sưu tầm và viết ra Tập Huyền Ký
Kính gởi: Biên tập Ngọc Minh, Nhà Xuất Bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật gia Việt Nam.
Trích yếu: V/v tôi xin trả lời 06 phần do cư sỹ Phúc Ân yêu cầu.
Trả lời phần 1:
– Tập Huyền Ký của tôi là soạn giả Nguyễn Nhân, là giả và không có bản gốc.
Tôi xin trình bày như sau:
1- Vào năm 1.952, tôi được ông Đông y sỹ Huỳnh Thạch, chủ tiệm thuốc bắc hiệu Hoa Nam, ở số 82, đường Trần Quý, bên hông chợ Thiếc, quận 11, TP. Sài Gòn, ông đọc Tập Huyền Ký này từ chữ Hán, dịch ra tiếng Việt Nam, tôi chép lại.
2- Vào năm 1.958,tôi đọc trên báo Sài Gòn Mới, do bà Bút Trà làm Giám đốc báo này, có đăng Tập Huyền Ký này trên báo, nên tôi viết lại.
3- Cũng vào năm 1.958, Thiền sư ni Đức Thảo, Viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu, số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, trao cho tôi 03 quyển sách, gồm:
– Tập Huyền Ký của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền tông.
– Đức Phật dạy tu Thiền tông.
– Đức vua Trần Nhân Tông dạy con cách giữ nước và Tín ngưỡng.
Tất cả 03 quyển sách này viết bằng tiếng Việt Nam.
Tôi thấy các quyển sách này viết rất thực tế và khoa học, nên tôi tin đó là các quyển sách của Đức Phật dạy.
Cũng để bảo đảm phần tin của tôi là đúng, nên tôi có đem Tập Huyền Ký này có trình cho các vị Cao Tăng ở TP. Sài Gòn, các vị cho là đúng của Đức Phật dạy. Tôi cũng tạm tin như vậy.
Hôm nay, Tập Huyền Ký này đã được xuất bản ra, do 02 Nhà Xuất bản sau đây cấp phép, gồm:
Một: Nhà Xuất bản Tôn Giáo, thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ.
Hai: Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật gia Việt Nam.
Tôi là soạn giả, sưu tầm viết ra để cống hiến bạn đọc.
Cư sỹ Phúc Ân cho là sách giả và không nguồn gốc.
Đề nghị cư sỹ Phúc Ân trình Tòa án quyết định.
Trả lời phần 2:
Tập Huyền Ký này đầu độc dân tộc Việt Nam, xin cho tôi biết phần nào đầu độc, cũng xin cư sỹ nên đưa ra Tòa phân xử.
Trả lời phần 3:
Tập Huyền Ký này mê tín dị đoan.
– Xin cư sỹ Phúc Ân chỉ chỗ mê tín.
Trả lời phần 4:
Tôi nói Hòa thượng Thích Thanh Từ, chỉ biết một phần nhỏ Thiền tông, tôi xác nhận là đúng, tôi nói có cơ sở rõ ràng như sau:
Đức Phật dạy:
– Vị Thầy hay người nào biết Thiền tông, thì phải biết đầy đủ 07 phần như sau:Phải giải thích được 12 phần Giác ngộ của Như Lai dạy.
- Phải đứng ra cấp giấy cho người giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
- Phải đứng ra cấp bằng cho người đạt “Bí mật Thiền tông” và truyền thiền cho họ.
- Phải đứng ra cấp bằng “Phong Thiền tông sư hay Thiền tông gia” cho người đạt được.
- Phải đứng ra cấp bằng “Cho người đủ tư cách quản lý ngôi chùa Thiền tông”.
- Phải đứng ra cấp bằng “Cho người đủ tư cách nối tiếp dòng Thiền tông”.
- Phải có ngôi chùa Thiền tông đúng nghĩa.
Vị nào có đủ 07 phần nói trên mới được gọi là vị Thầy Thiền tông sư, nếu là tu sỹ, hay Thiền tông gia nếu là cư sỹ hay người bình thường.
Bảy tiêu chuẩn này, Hòa thượng Thích Thanh Từ không có phần nào, mà Hòa thượng chỉ biết có hai danh từ Thiền tông thôi, nên tôi mới nói: “Hòa thượng Thích Thanh Từ chỉ biết một phần nhỏ Thiền tông thôi”.
Trả lời phần 5:
Phần Thiền sư Thích Nhất Hạnh, không phải là Thiền sư thật, tôi xác nhận phần này tôi nói là đúng và cũng có cơ sở như sau:
Đức Phật dạy:
– Vì một Thiền sư thứ thật, phải có 06 tiêu chuẩn như sau:
- Phải thông tất cả 09 pháp môn Thiền của Đức Phật dạy.
- Phải thông 12 phần Giác ngộ của Đức Phật dạy.
- Phải thông công thức Giải thoát, gọi là trở về Phật giới.
- Không cầu siêu, cúng đám hay hộ niệm.
- Khi bệnh, tự mình tịch.
- Không nhờ ai trị bệnh cho mình.
Vị nào có 06 phần nói trên, mới gọi là Thiền sư thứ thật.
Còn Thiền sư Nhất Hạnh không có phần nào trong 06 phần nói trên, nên tôi xác nhận Thiền sư Thích Nhất Hạnh là giả, tức mượn danh.
Trả lời phần 6:
Phần cấm Tập Huyền Ký của tôi không cho lưu hành.
– Xin cư sỹ Phúc Ân thực hiện chỉ một phần nhỏ như sau, thì Tập Huyền Ký của tôi được thu hồi lại ngay.
Trước khi cư sỹ thực hiện phần thu hồi sách của tôi viết ra, kính xin cư sỹ hiểu về pháp luật Việt Nam một chút thôi:
– Tôi viết ra 12 quyển sách nói về Đạo Phật Thiền Tông, được 03 Luật pháp Việt Nam cho phép, gồm:
1/- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
2/- Nghị định số: 162/2017/NĐ-CP, ngày 30-12-2017, của Thủ tướng Chính Phủ.
3/- Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo số: 02/2016/QH14, của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, ký ngày 18-11-2016, có hiệu lực từ ngày 01-01-2018.
Ba Luật pháp nói trên cho mỗi công dân được 06 quyền tự do:
Một: Tự do Tôn giáo.
Hai: Tự do theo một Tôn giáo nào mà mình thích.
Ba: Tự do không theo một Tôn giáo nào mà mình không thích.
Bốn: Tự do Báo chí, nhưng phải viết trung thực.
Năm: Tự do viết sách, nhưng phải viết thực tế và khoa học.
Sáu: Tự do Tin tưởng, nhưng không mê tín dị đoan.
Để bảo đảm 06 quyền tự do này, nên Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam có ban hành Bộ luật Hình sự số: 100/2015/QH13. (Tôi xin đính kèm sau đây để Cư sỹ Phúc Ân đọc cho biết):
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 100/2015/QH13 |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015 |
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Bộ luật hình sự.
Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 426. Hiệu lực thi hành
Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Bộ luật hình sự số 15/1999/QH10 và Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành.
Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015./.
* Nếu Cư sỹ cấm tôi viết sách, thì Cư sỹ Phúc Ân xin:
1- Quốc Hội.
2- Nhà Nước.
3- Chính phủ.
Rút lại 04 Luật pháp nói trên, thì các sách của tôi sẽ bị thu hồi lại:
- Tập Huyền Ký của Đức Phật bí mật truyền theo dòng Thiền tông.
- Đức Phật dạy tu Thiền tông.
- Đức vua Trần Nhân Tông dạy con giữ nước và Tín ngưỡng.
– Nói tóm lại, việc thu hồi 12 quyển sách của tôi xuất bản do 02:
– Nhà Xuất bản Tôn Giáo, thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, trực thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ.
– Nhà Xuất bản Hồng Đức, thuộc Hội Luật Gia Việt Nam.
Nay cư sỹ chỉ trình đơn xin:
1- Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
2- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
3- Thủ tướng Chính phủ.
Xin 03 nơi này sửa đổi 04 Luật nói trên lại:
* Cấm các quyển sách viết trung thực và khoa học, như Tập Huyền Ký của tôi viết ra, nếu 03 cơ quan nêu trên chấp thuận, thì sách của tôi bị thu hồi ngay.
Kính chúc cư sỹ Phúc Ân và Sư phụ Ngài được thành công.
Tôi cũng xin kính trình cư sỹ Phúc Ân rõ vài điều Đức Phật dạy trong Đạo Phật như sau:
Về thờ phượng:
1/- Thiền viện là của Đạo Tiên:
– Không đem hình hay tượng của Như Lai vào thờ.
2/- Tu viện là của Đạo Trời:
– Không đem hình hay tượng của Như Lai vào thờ.
3/- Đình là thờ Thần hay Hồn Thiêng Sông Núi.
4/- Đền là thờ Anh Hùng Dân Tộc.
5/- Miểu là thờ Cô Hồn.
Về xây cất các cơ sở tu hành:
– Vị nào biết Giác ngộ Giải thoát, nên cất.
– Còn không biết Giác ngộ Giải thoát mà cất ra, đương nhiên phải nói bậy. Nhân quả khó mà lường trước hết được!
Về ghi: Văn, thơ, kệ, ghi các nơi thờ:
1/- Văn, thơ hay kệ:
– Do Tánh Phật lưu xuất, thì được phép ghi nơi chùa Thiền tông.
2/- Văn, thơ hay kệ:
– Do Tánh Người lưu xuất, thì được phép ghi nơi chùa Vật lý.
3/- Văn, thơ hay kệ:
– Do Tánh Cô Hồn lưu xuất, thì được phép ghi nơi Miểu.
Về cúng:
1/- Cúng Thần ở Đình.
2/- Cúng Cô Hồn ở Miểu.
Về giảng pháp:
1. Người biết Giác ngộ:
– Nên đến Đạo tràng giảng cho người khác nghe.
2. Người biết Giải thoát:
– Nên đến Đạo tràng giảng cho người khác biết công thức.
3- Người không biết Giác ngộ và Giải thoát:
– Mà đi giảng cho người khác nghe, tự chui vào làm loài Thực vật!
Xây cất các cơ sở tín ngưỡng:
– Người đã rõ thông lời của Như Lai dạy, nên cất chùa để dạy người khác.
– Người không rõ thông lời của Như Lai dạy, mà cất chùa ra, đương nhiên phải tưởng tượng ra nói, thì bị quả báo rất nặng nề vậy!
Soạn giả Nguyễn Nhân