Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Video Diễn đàn Đạo Phật Thiền tông lần 3

Thưa quý độc giả,

Ngày 9-9-2018 vừa qua, tại Tổ Đình chùa Thiền tông Tân Diệu, 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, đã tổ chức Diễn Đàn Văn Thơ Kệ xuất phát từ tánh Phật thanh tịnh của chính người trình bày.

Những người trình bày lần này là Thiền gia Thu Lan, sinh năm 1963, cư ngụ tại Cà Mau và Phật gia Trần Kim Bảo, cư ngụ tại Hà Nội. Trong Diễn Đàn, Thiền gia Thu Lan đã trình bày bài văn và thơ, khuyên những người tu theo đạo Phật không nên tu một cách mê tín và mù quáng như cầu, xin, quỳ, lạy Đức Phật ban phước một cách vô ích. Mà phải dùng đầu óc thực tế và khoa học của mình để suy xét cho thật kỹ những gì người khác nói. “Đừng làm ăn mày dưới chân Phật Tổ” – đó là thông điệp mà Thiền gia Thu Lan muốn gửi tới họ và những người bạn đồng tu trước kia của mình.

Kế đến, Phật gia Trần Kim Bảo cũng trình bày 2 bài thơ. Bài 1: “Hỡi những người con Phật”, Phật gia nói lên quá trình tìm đường Giải thoát chông gai và gian nan của mình. Đồng thời, qua đó Phật gia cũng mong muốn gửi gắm những lời khuyên chân tình, đến những người bạn đồng tu của mình – những người đang mê tín dị đoan, vô tình biến đạo Phật thành đạo thần quyền và thần linh.

Bài 2: “Quyết tâm đi theo Phật”, cho thấy Phật gia đã tìm được con đường Giác ngộ & Giải thoát đúng nghĩa cho riêng mình. Nay, Phật gia noi theo tấm gương tu tập của Tổ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một lòng quyết tâm hết đời này, để trở về quê hương chân thật của chính mình, tức Phật giới. Đồng thời, Phật gia cũng gửi gắm thông điệp răn đe đến những người không biết đường Giải thoát mà cố tình đi lừa gạt người khác, mục đích vì danh,vì lợi sẽ bị hoa báo nặng nề hay bị “gậy ông đập lưng ông”!

Ngoài ra, Phật gia cũng gửi lời khuyên đến những người tu theo đạo Phật, tức đạo Giác ngộ nên tránh xa những vị thầy dạy đạo Phật theo kiểu “Người mù rờ voi”. Theo Phật gia trình bày, Thầy đã “mù” rồi, không chịu đi chữa bệnh cho mình mà còn đi dạy lại người khác. Chẳng khác nào, người mù dẫn một đám mù đi theo mình thì hậu quả sẽ không lường.

Trước đó, Ban quản trị Tổ đình chùa Thiền tông Tân Diệu cũng phần lưu ý đến những người trình bày Văn – Thơ – Kệ trong các Diễn Đàn tổ chức tại chùa Thiền tông Tân Diệu, đó là:

1. Văn – Thơ – Kệ phải chính do người trình bày làm ra, không phải lấy từ người khác.

2. Văn – Thơ – Kệ do Tánh Hồn mượn Thân người nói họa phúc hay tự xưng mình là Đấng này, Bề Trên kia, tuyệt đối không trình bày ở đây.

3. Người trình bày Văn – Thơ – Kệ phải tuân thủ theo luật Tự do Tôn Giáo – Tự do Tín Ngưỡng của nước CHXHCN Việt Nam. Nghĩa là, không chê các pháp môn khác, không xen vào Tín ngưỡng của người khác, ai tin gì là quyền tự do của mỗi người, v.v…

Phần cuối chương trình là phần trích đọc những điều qui định trong Bộ Luật Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhằm nhắc nhở cũng như răn đe cho những ai trong và ngoài Diễn Đàn vô tình hay cố ý vi phạm đến quyền Tự Do Tôn Giáo – Tự Do Tín Ngưỡng của người khác, sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ban quản trị chúng tôi xin chia sẻ nguyên văn toàn bộ Video trong buổi lễ trên ở bên dưới đây.

Trong Video, chúng tôi có sử dụng hình ảnh minh họa từ bộ phim hoạt hình Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nhằm khắc ghi lại lời của Đức Phật dạy con người, ai ai cũng có Phật tánh cả mà không chịu đem ra sử dụng. Không cần phải cầu xin lạy lục, tự nhận mình làm kẻ bần cùng hèn hạ, tự nguyện đi hốt phân cho người khác, như anh chàng Cùng Tử. Ngoài ra, trong Phim vẫn còn đó những lời chửi Đức Phật của những thánh đệ tử, những người mà tự cho là mình đã khai ngộ, có chứng có đắc, cống cao ngã mạn, bác bỏ cả những lời dạy chân thật sau cùng của Đức Phật, để đi về Phương Nam truyền bá những chứng đắc của mình.

Xin mời quý vị đón xem ở dưới:

 

 

Từ khóa:

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 9 | Hôm nay: 176 | Hôm qua: 240 | Tổng truy cập: 829309
Đặt câu hỏi trực tuyến