Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Tổ Bồ Đề Đạt Ma – ta thờ mà chưa chắc hiểu!

Phật gia Thiền tông Trần Thị Hồng, sanh năm 1953, tại Sài Gòn. Cư ngụ nhà số 475/14A, đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận Ba. TP.HCM có hỏi 2 câu:

1/- Tượng hay hình của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, quảy trên vai chỉ có 1 chiếc giày là ý nghĩa gì?

2/- Tôi tu Thiền tông, mấy ngày qua, tôi có chứng bệnh như sau:

– Chao giao, giống như người bị rối loạn tiền đình nhẹ vậy.

– Giống như người bị say sóng nhẹ.

– Giống như người bị mất trọng lực vậy.

– Cảm giác nhẹ như bong bóng, đứng ngồi không vững như muốn bay lên.

– Khi đo huyết áp thì bình thường. Tình trạng này là như thế nào, có ảnh hưởng gì đến tu tập Thiền tông không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Mà cả 2 vợ chồng tôi đều bị như vậy?

Trưởng Ban đáp:

Câu 1: Hỏi về Tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy 1 chiếc giày ý nghĩa như thế nào?

Hình hay tượng này:

Trước, Phật gia phải hiểu tổng quát về cuộc đời của Tổ, nên tìm đọc đời của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, có viết đầy đủ trong quyển “Cuộc đời và ngộ đạo của 36 vị Tổ Thiền tông: Ấn Độ – Trung Hoa và Việt Nam”.

Sau, phải hiểu rõ pháp môn Thiền tông học này, thì mới hiểu hình hay tượng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói trên được.

Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi xin nói rõ:

– Hầu hết, những nhà đắp tượng hay họa sỹ vẽ hình họ không hiểu ý nghĩa của Tổ, họ nghe những vị Thầy giảng về Tổ Bồ Đề Đạt Ma, nhưng những vị Thầy này họ không hiểu Thiền tông, nên tưởng tượng ra nói.

Đặc biệt, những vị Thầy có danh tiếng nói ra, họ cho là đúng, nên ai cũng nghe theo. Vì Tánh của con người nó là như vậy, nên từ đời này đến khác cứ một mực như vậy mà làm.

Đức Phật có dạy:

– Bất cứ ai, muốn hiểu rõ về hình hay tượng của Như Lai cũng như các vị Tổ Thiền tông, ít nhất người đó phải đạt được Bí mật Thiền tông, thì mới có cái hiểu biết đúng được. Còn không hiểu về Thiền tông mà giảng nói, thì không khi nào đúng được. Vì chỗ này, mà mỗi người giảng giải theo sự tưởng tượng của mình.

Thậm chí, có người xưng mình là Thiền sư, mà không biết tu Thiền tông là tu làm sao.

Chúng tôi chứng minh phần này: Có vị tự xưng mình là Thiền sư mà giảng như sau:

– Nghiệp là do thói quen làm việc! -> Sai hoàn toàn.

– Kiến Tánh là nhận định! -> Không đúng một chút nào.

– Giáo ngoại biệt truyền, nói Đông phải hiểu Tây! -> Trật với văn hóa bình thường của người Việt Nam.

Chúng tôi phân tích: Tổ Bồ Đề Đạt Ma có hình hoặc tượng quảy một chiếc giày, quảy một cái túi, hoặc gánh hai cái bao.

Trên đây là những vị sử dụng cái Tưởng của mình để tưởng tượng ra nói và làm hay vẽ ra như vậy. Tất cả đều không đúng sự thật việc làm của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Việc làm của Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sau:

– Tổ Bồ Đề Đạt Ma có nhiệm vụ là truyền pháp Thiền tông về phương Đông.

Ngài truyền pháp môn Thiền tông học này sang phương Đông với nhiệm vụ là một Sứ giả, nên Ngài có:

1/- Trong tay Ngài giấy Công Hàm của vua Cha của Ngài là vua Bồ Đề Anh Đa.

2/- Theo phụ giúp Ngài là đoàn tùy tùng 12 người. Những vị tùy tùng này, là những vị đã từng đi Sứ sang Trung Hoa nhiều lần và thông thạo tiếng Trung Hoa. Những vị này đi theo Tổ có 2 nhiệm vụ:

A/- Thông dịch cho Tổ.

B/- Bảo vệ Tổ.

3/- Ngài đi sang nước Trung Hoa bằng một chiếc thuyền Rồng, tức thuyền của Hoàng gia đi. Tuy là một chiếc thuyền, nhưng cũng là tượng trưng cho một quốc gia.

Chuyên chở trong chiếc thuyền này:

– Có đầy đủ các kinh mà Đức Phật dạy suốt 49 năm. Trong đó có tập “Huyền Ký”, là tập sách chỉ dành riêng cho các vị Tổ Thiền tông để biết 6 phần quan trọng mà trong các kinh phổ thông không nêu, như:

1/- Tổ chức nơi trái đất này.

2/- Tổ chức một tam giới.

3/- Một ngàn Tam giới gọi là gì.

4/- Một tỷ Tam giới gọi là gì.

5/- Một ngàn tỷ Tam giới gọi là gì.

6/- Muốn vãng sanh đến các cõi trời sống, phải tu hành như thế nào.

7/-  Muốn làm Thần tu như thế nào.

8/- Muốn giàu sang nơi thế giới này tu làm sao.

9/- Muốn ở mãi trong dòng tộc phải làm sao.

10/- Tại sao bị làm loài Ngạ quỷ.

11/- Tại sao bị làm loài Súc sanh.

12/- Tại sao bị vào các tầng Địa ngục.

13/- Tu sao bị làm loài Thực vật.

14/- Tu sao còn bị luân hồi.

15/- Tu sao được giải thoát.

16/- Tạo phước đức là tạo làm sao.

17/- Tạo sao được công đức.

18/- Công thức giải thoát ra sao.

19/- Nhiệm vụ của Tổ Thiền tông làm gì.

20/- Dạy người tu theo Thiền tông, cấp các loại giấy cũng như truyền Thiền.

V.v…

Trên đây là 20 mục căn bản của tập Huyền Ký mà Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền pháp sang phương Đông. Ngài sang Phương với tư cách của một Sứ giả và một đội ngũ hùng hậu như vậy, nên Ngài không sợ ai.

Vì sao mà Đức Phật huyền ký cho một vị Thái tử dẫn Mạch nguồn Thiền tông, mà không huyền ký cho một người bình thường.

Như Lai có dạy trong tập Huyền Ký của Ngài:

– Pháp môn Thiền tông, là  pháp môn dẹp bỏ tất cả:

1/- Linh thiêng huyền bí.

2/- Cầu xin lạy lục người khác.

3/- Không làm con hay làm tôi tớ cho bất cứ ai.

4/- Phải tự mình đứng lên “bước ra khỏi Tam giới” này, để trở về quê hương cũ của chính mình là Bể tánh thanh tịnh, cũng gọi là Phật giới.

Nói rõ hơn:

* Pháp môn Thiền tông học này, phá bỏ tất cả những hiểu biết và thực hành sai lầm của con người, nhất là mê tín dị đoan.

Một vị Tổ có nhiệm vụ quan trọng như vậy, không thề từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa cổ xưa mà đi:

– Bằng 1 chiếc giày ư, không lẽ Tổ nghèo như vậy sao?

– Quảy 1 cái túi ư, làm sao đi được hằng mấy ngàn cây số?

– Gánh một cái gánh ư, vậy Tổ đi bán cái gì?

Người trí thức họ nhìn hình tượng này, họ nghĩ gì về Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Thiền tông Phật giáo, là một pháp môn tuyệt cao tuyệt quí vô cùng. Hầu hết tất các chùa, ở điện Tổ đều có thờ tượng hay hình Ngài của Ngài có 1 trong 3 hình hay tượng nói trên, trừ các chùa Nam Tông, quí thầy hoàn toàn không biết Tổ Thiền tông là ai, quí thầy chỉ biết sơ qua Tổ Bồ Đề Đạt Ma thôi, nhưng quí thầy cũng không biết Ngài tu gì và nhiệm vụ ra sao.

Vì sao vậy?

– Vì quí sư Nam Tông, cho Đức Phật dạy ban đầu, gọi là Nguyên thủy. Đức Phật dạy ở buổi ban đầu là cao nhất, nên cho các pháp môn khác không đúng chánh pháp của Như Lai dạy.

Cũng nên nói rõ: Đức Phật ban đầu mà có nhiều người đến học là bài kinh “Tứ Diệu Đế”.

Bài kinh Tứ Diệu Đế Đức Phật dạy gì?

Như Lai dạy người sống ở đâu cũng khổ cả, như:

– Ở thế giới này mà nghèo quá khổ đã đành.

– Nhưng người giàu cũng khổ. Vì lo nhiều quá.

– Làm vua cũng khổ. Vì sợ người ta chiếm ngôi vua.

V.v…

Đức Phật dạy: Ở thế giới này hay ở các cõi trời, dù ở đâu cũng bị sức hút của điện từ Âm Dương nên phải theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt.

Vì vậy, Như Lai mới dạy “Tứ khổ” là Sanh – Lão – Bệnh – Tử. Con người muốn hết khổ phải làm sao?

– Trước hết phải hiểu cái gì làm cho ta “Khổ”.

– Đã biết Khổ rồi phải “Tập” từ từ bỏ nó.

– Kế đến, là tiêu “Diệt” nó.

– Khi thực hiện được 3 phần nói trên, thì “Đạo” sẽ hiện ra.

Trên đây là căn bản của tất cả các kinh Trường A Hàm và Trường Bộ đã nói hết vấn đề này.

Khi Đức Phật dạy xong các kinh Trường A Hàm và Trường Bộ. Như Lai cho phép tất cả đồ chúng, vị nào có thắc mắc thì cứ hỏi. Đức Phật trả lời rất đầy đủ. Do đó, những lời dạy của Đức Phật được viết ra thành bộ kinh “Bát Nhã” có đến 600 quyển.

Các đệ tử của Như Lai gọi là “Triết lý Phật Thích Ca”.

Nói tóm lại, tất cả các kinh:

1/- Tiểu thừa.

2/- Trung thừa.

3/- Đại thừa.

4/- Niệm Phật.

5/- Niệm Chú.

Đức Phất có nói đến danh từ: “Giải thoát”. Nhưng Như Lai không hoàn toàn không dạy công thức giải thoát ra sao. Vì vậy, người tu theo đạo Phật, mỗi người tưởng tượng ra một cách để tu và dạy lại người khác. Những vị thầy hiện nay, lấy 9 pháp môn sau đây của Đức Phật dạy rong 37 pháp Quán và Tưởng, như:

1/- Dẹp Vọng tưởng.

2/- Biết Vọng không theo.

3/- Diệt Tận định

4/- Bát Chánh đạo.

5/- Tứ Niệm xứ.

6/- Minh Sát tuệ.

7/- Thân Vô thường.

8/- Tánh Vô Ngã.

9/- Thân Bất tịnh.

Nhưng thầy nào cũng nói pháp môn mình dạy là hay hơn hết.

Trở lại với ý câu hỏi về Tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy 1 chiếc giày hay quảy 1 cái bị, hoặc gánh 2 cái bao có ý nghĩa như sau:

1/- Gánh 2 cái bao, hoặc quảy 1 cái bị, là Tổ đem đi từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa.

2/- Quảy 1 chiếc giày là đi trở về.

Trở về đâu?

Xin thưa là trở về Phật giới.

Có nhiều sách viết trở về nước Ấn Độ.

Không thuận lý.

Vì sao?

Vì Tổ đã bị người tu mà ham danh lợi, đầu độc Tổ chết rồi thì làm sao trở về nước Ấn Độ được.

Chứng minh phần trở về này, xin đọc bài kệ 2 câu như sau của Lục Tổ Huệ Năng dạy:

Thiền tông là “Nhất tự thiền”

Đưa người thanh tịnh về  miền quê xưa.

Dat ma 5Hình tượng Tổ quảy 1 chiếc giày

Dat Ma To SuHình tượng Tổ quảy cái bao và túi hành lý

Bo De Dat Ma 2Hình tượng Tổ vừa quảy cái bao và cả chiếc giày!

Câu 2: Người tu Thiền tông có 2 dạng người:

Dạng người thứ nhất: Trước không tu gì, khi tu Thiền tông thì không bị gì hết, hiểu biết và cảm nhận như sau:

1/- Biết rất rõ 2 phần:

  • Sử dụng thân tâm vật lý để tu hành, người này biết là có kết quả của vật lý, nên còn bị luân hồi trong tam giới.
  • Không tu hành hay tu tập gì cả, mà chỉ cần trực nhận 1 trong 4 thứ Tánh của mình: Thấy, Nghe, Nói và Biết thanh tịnh.

Người này tu theo pháp môn Thiền tông không bị gì cả.

Dạng người thứ hai: Trước khi tu theo pháp môn Thiền tông, họ đã tu các pháp môn khác như:

1/- Thiền Quán, Tưởng hay Cầu mong.

2/- Lý luận, gọi là Triết lý.

3/- Nghi, Tìm hay Kiếm.

4/- Tịnh Độ tông.

5/- Mật Chú tông.

6/- Các pháp tu hành không phải của Đức Phật dạy.

Thì những người này phải qua các triệu chứng như sau:

1/- Nếu tu Quán, Tưởng hay Cầu mong. Những người này vừa nghe đến pháp môn Thiền tông là họ chê rồi. Vì sao vậy? Vì trong người họ có lực Âm cực mạnh, nên họ không tiếp xúc được pháp môn Thiền tông học này. Nói tóm lại, người này không thích giải thoát, mà thích làm con và nô lệ cho người khác thôi.

2/- Tu Lý luận, người này trong kho Tàng thức của họ chứa đầy Triết lý, nên họ không bỏ được. Do đó, pháp môn Thiền tông học này họ xem thường, nên vạn đời sau cũng chưa thích.

3/- Người tu thích Nghi, Tìm hay Kiếm trong vạn vật, người này không khi nào tiếp xúc được với pháp môn Thiền tông học này, thì làm sao họ biết mà tu.

4/- Người tu Tịnh Độ Tông có 2 nhánh:

– Nhánh một: Tu Tịnh Độ mà chuyên cần, tức không tin bất cứ pháp môn nào khác, thì chắc chắn họ không tu theo pháp môn Thiền tông học này được.

– Nhánh hai: Tu Tịnh Độ mà còn thắc mắc về giải thoát. Nếu tu theo pháp môn Thiền tông, thì thường gặp ảo ảnh như sau:

–  Ngồi chỗ vắng niệm Phật, khi tiếng niệm Phật được niêm mật và trôi chảy rồi, tự nhiên tiếng niệm Phật ấy, mình không niệm, mà tiếng niệm Phật vẫn được trôi chảy đi, thì tự nhiên tiếng niệm Phật ấy cứ niệm hoài. Nếu người dụng công thật là niêm mật, thì cái ảo giác sanh ra như có cả vùng hay cả thế giới đều niệm Phật theo mình vậy.

Vì sao có trường hợp này?

– Vì mình niệm Phật, dụng công đưa tiếng niệm Phật cho liên tục kết dính thành một chuỗi dài. Tức tự mình tạo ra dòng điện từ Âm Dương luân chuyển rất nhanh. Khi mà dòng điện từ Âm Dương này nó đã đủ sức tự động chạy đi rồi, nó mang tiếng niệm Phật của mình chạy đi trùm khắp, nên có hiện tượng này.

5/- Tu Mật Chú tông có đến 3 nhánh: 

– Nhánh 1: Người tu Mật chú mà đã sâu vào câu Thần chú rồi. Vị Thần “phụ trách” câu Thần chú này không khi nào cho mình thoát ra để đi tu pháp môn khác. Vì vậy, người nào ở trường hợp này, đừng mong tu theo pháp môn Thiền tông học này được.

– Nhánh 2: Người tu Mật chú, mà còn mong tìm được giải thoát, có 2 cái bị:

Một là, bị vị Thần phụ trách câu Thần chú của mình niệm, quật cho mình té nhào để bỏ mạng.

Hai là, hành xác cho mình bị đau.

Ba là, chỉ hù dạo cho mình sợ thôi.

6/- Các pháp môn không phải của Đức Phật dạy, cũng gọi là các đạo khác, như:

A/- Đạo Thánh: Người tu theo đạo Thánh rồi, không tu theo pháp môn Thiền tông được. Số người tu theo đạo Thánh mà muốn sang tu theo pháp môn Thiền tông, 1 triệu người chưa chắc có 1 người được.

B/- Đạo Thần: Người tu theo đạo Thần rồi, nếu muốn tu theo pháp môn Thiền tông, cực kỳ khó. Mười triệu người, họa may mới có được 1 người được mà thôi.

C/- Còn các thành phần khác: Đức Phật lắc đầu, Như Lai không nói ra.

Vì sao vậy?

Vì Đức Phật bảo: Những người này còn phải trả Nhân quả mà họ đã tạo ra thêm vô lượng kiếp nữa, mới tìm gặp pháp môn Thiền tông học này được.

Nói tóm lại, theo những hiện tượng mà người tu theo pháp môn Thiên tông cảm nhận được có 2 phần riêng biệt như sau:

– Cảm nhận có trạng thái:

1/- Thân tâm thanh tịnh, như không có trọng lượng, an vui, hằng tri là cảm nhận được Tánh Phật thanh tịnh của chính mình.

2/- Cảm nhận được các vị Thần, Ma, Quỷ hay Cô Hồn không cho mình tu theo Thiền tông thì có như sau:

A/- Vị Thần đánh nghe cái chát qua tai hoặc đánh mạnh vào đỉnh đầu hay vào thân.

B/- Ma thì nhát mình.

C/- Quỷ thì xô đẩy hay kéo mình đi.

D/- Cô Hồn làm những rung động nhẹ.

Vì sao có tình trạng này?

– Vì trước kia, mình thề thốt, cầu xin làm con của họ và lạy họ, mà nay mình bỏ họ để đi giải thoát, tức tự mình phản bội họ, nên họ làm như vậy là lẽ thường nơi thế giới Nhân quả vật lý Âm Dương này.

Như ở thế giới hữu hình này: Trước kia mình vào nhà người khác xin làm người hầu cho người ta. Chủ nhà rất tốt với mình, tự nhiên mình bỏ đi, tức mình không giữ lời hứa trước kia của mình với chủ nhà, thì chủ nhà tức nhiên phải chửi hoặc đánh mình vậy.

Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu.

Từ khóa:

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 4 | Hôm nay: 117 | Hôm qua: 189 | Tổng truy cập: 837860
Đặt câu hỏi trực tuyến