Những hình ảnh ấn tượng tại

Những hình ảnh ấn tượng tại

Những hình ảnh ấn tượng tại

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Những hình ảnh ấn tượng tại

Những hình ảnh ấn tượng tại "Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025

Phương Thảo
 
 
 
Sau ba ngày diễn ra sôi động (14 - 16/02/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), "Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" đã chính thức khép lại, để lại những hình ảnh đẹp và ấn tượng, khắc sâu trong lòng du khách và cộng đồng các dân tộc tham gia.
Những hình ảnh ấn tượng tại
 

Lễ hội của sự kết nối và tôn vinh bản sắc dân tộc

Là sự kiện thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, ngày hội năm nay tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của 54 dân tộc anh em, đồng thời thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc.

Ngay từ sáng, không gian lễ hội đã rực rỡ sắc màu với các màn trình diễn nghệ thuật dân gian, trang phục truyền thống cùng nhiều hoạt động tái hiện nghi thức, lễ hội độc đáo của các dân tộc. Một trong những điểm nhấn là nghi thức mở cửa tháp đầu năm mới của đồng bào Chăm (Ninh Thuận), lễ ăn mừng đầu lúa mới của dân tộc Raglai và lễ hội Khai hạ của dân tộc Mường (Hòa Bình) - những nghi thức thiêng liêng thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên và tổ tiên.

Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu trồng cây lưu niệm.
 
 
Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu trồng cây lưu niệm.

Những hình ảnh ấn tượng, lan tỏa giá trị văn hóa

Điểm đặc biệt tại ngày hội năm nay chính là sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc thông qua các màn trình diễn nghệ thuật và hoạt động giao lưu. Hình ảnh những nghệ nhân già truyền dạy điệu múa, làn điệu dân ca cho thế hệ trẻ; những chàng trai, cô gái trong trang phục dân tộc rực rỡ cùng nhau múa xòe, ném còn, hát giao duyên đã tạo nên bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống.

Không chỉ có nghệ thuật, các gian hàng ẩm thực cũng thu hút đông đảo du khách với những món ăn truyền thống đặc trưng như thắng cố của người Mông, bánh chưng gù của dân tộc Tày, cơm lam của người Thái… Mỗi món ăn là một câu chuyện văn hóa, thể hiện nét đặc trưng của từng vùng miền.

Tại ngày hội, ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn – Viện phó chùa Thiền Tông Tân Diệu chia sẻ: “Về công tác bảo tồn văn hóa của chùa Thiền Tông Tân Diệu thì chủ trương của Ban Quản trị là xuất bản những quyển sách để mà lưu lại cho thế hệ mai sau được dài hơn. Chúng tôi đi tham gia đây với tư cách là một nhà Văn hóa đóng góp cho nền văn hóa của 54 dân tộc anh em, đánh thức tính đoàn kết để vươn mình với thế giới”.

Nguồn ảnh: VTV4
Nguồn ảnh: VTV4

Chùa Thiền Tông Tân Diệu có địa chỉ tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, một ngôi chùa đặc biệt ở tỉnh Long An, là một trong những điểm sáng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của đạo Phật, đồng thời cũng là nơi con người tìm thấy sự giác ngộ và giải thoát đúng nghĩa.

Biểu dương những cá nhân có đóng góp to lớn

Bên cạnh các hoạt động văn hóa đặc sắc, sự kiện cũng là dịp để tôn vinh những người có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Những nghệ nhân dân gian, già làng, trưởng bản - những “kho báu sống” của cộng đồng – đã được vinh danh và ghi nhận công lao trong việc gìn giữ hồn cốt văn hóa dân tộc.

Sau ba ngày sôi động, "Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025 đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trong lòng mỗi người tham dự. Những hình ảnh rực rỡ sắc màu, những điệu múa, tiếng hát và niềm vui sum vầy sẽ tiếp tục lan tỏa, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong dòng chảy hiện đại.

.
 
Từ khóa:

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 19 | Hôm nay: 95 | Hôm qua: 153 | Tổng truy cập: 874427
Đặt câu hỏi trực tuyến