Ngày 25/5/2025 vừa qua, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch – đơn vị thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – đã long trọng tổ chức Hội thảo quốc gia với chủ đề: “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc trong kỷ nguyên mới”. Hội thảo được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Văn phòng Chính phủ (quận Ba Đình, Hà Nội). Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 300 đại biểu, gồm các nhà khoa học, học giả, chuyên gia văn hóa, cùng đại diện các tổ chức tôn giáo và cộng đồng văn hóa từ nhiều địa phương trên cả nước.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021–2025 của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, với mục tiêu bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể – một phần quan trọng trong kho tàng văn hóa dân tộc.
Đại diện chùa Thiền Tông Tân Diệu nhận các bằng khen vì đã có công bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc trong kỷ nguyên mới
Trong khuôn khổ hội thảo, Ban điều hành Chùa Thiền Tông Tân Diệu (Long An) đã được tuyên dương vì thành tích nổi bật trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Đạo Phật, đặc biệt là Đạo Phật Thiền Tông – một nét tinh hoa của văn hóa Đạo Phật Việt Nam. Ngôi chùa này nổi bật với phương pháp phổ biến đạo Phật thông qua lăng kính Khoa học Vật lý, góp phần truyền bá đạo Phật chánh pháp đến với cộng đồng một cách gần gũi, thiết thực và phù hợp với thời đại mới.
Đại diện Chùa Thiền Tông Tân Diệu chụp ảnh lưu niệm cùng ông Vương Duy Biên – Nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa, Thể Thao & Du lịch.
Đến với Hội thảo, Đại diện chùa Thiền Tông Tân Diệu chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ số trong việc truyền đạt Giáo lý Đạo Phật, đặc biệt là việc kết nối với thế hệ trẻ thông qua các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, chùa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn cốt lõi văn hóa Phật giáo, loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan, phi thực tế, phản khoa học vẫn còn tồn tại rất nhiều trong một bộ phận đời sống tâm linh hiện nay.
Theo đó, chùa Thiền Tông Tân Diệu không ngừng nỗ lực trong các hoạt động phổ biến Giáo lý Đạo Phật Khoa học Vật lý Thiền Tông thông qua các công cụ truyền thông hiện đại: “Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ cần được lưu giữ, mà còn phải được thích nghi và truyền tải bằng hình thức phù hợp với bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay, phát huy những yếu tố tích cực khoa học, thực tế, loại bỏ những tập tục tiêu cực như mê tín dị đoan, xin xăm, bói quẻ, v.v… để có thể tiếp cận hiệu quả đến thế hệ trẻ – những người nắm giữ tương lai văn hóa đất nước vì một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, đại diện chùa Thiền Tông Tân Diệu nhấn mạnh.
Nhân dịp này, chùa Thiền Tông Tân Diệu vinh dự được nhận giấy khen và phần quà từ Ban tổ chức, như một sự ghi nhận những đóng góp tích cực của chùa cho công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Chùa Thiền Tông Tân Diệu được tuyên dương vì góp công “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc trong kỷ nguyên mới”
Chùa Thiền Tông Tân Diệu, toạ lạc tại số 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, thông qua sự kiện lần này, đã thể hiện vai trò tiên phong của mình trong lĩnh vực tôn giáo và văn hóa, góp phần khẳng định:
– Nếu được bảo tồn và phát huy đúng hướng, di sản văn hóa Đạo Phật nói chung và Đạo Phật Thiền Tông nói riêng, có thể trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa, mà chùa Thiền Tông Tân Diệu, Long An là một trong những mô hình tiêu biểu.
Hội thảo kết thúc bằng sự nhất trí cao của các bên tham dự, về việc tiếp tục đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy các mô hình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể một cách hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại.