Ông Trịnh Hồng Ân, sinh năm 1936 (80 tuổi) tại Bến Tre. Hiện cư ngự tại phường 2, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông có hỏi Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu 4 câu hỏi như sau:
Xin Ban Quản trị trả lời trên Mạng Google: Thientong.Com, để nhiều người biết và họ góp ý kiến về Thiền tông của Thầy tôi và của chùa Thiền tông Tân Diệu: Ai đúng ai sai?
Bốn câu hỏi của tôi như sau:
Câu 1: Tổ sư thiền, làm nhiệm vụ gì và ai phong, mà Hòa thượng Thích Duy Lực được danh hiệu
này?
Câu 2: Thầy tôi là Hòa thượng Thích Thanh Từ, được mang danh hiệu là Thiền sư Thích Thanh
Từ.
Thầy tôi có dạy rõ ràng:
- Thầy dụng công ngồi thiền trên núi Lớn Vũng Tàu. Thầy chứng được Thiền tông, nên dạy lại các con, Thầy dạy các con 2 phần:
Một: Pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy. Nay Thầy đã khám phá ra. Nên hôm nay, Thầy tuyên bố là Thầy đã khôi phục được pháp môn Thiền tông học của Đức Phật dạy.
Hai: Thầy tôi cũng cho chúng tôi biết: Trên trái đất này, Thầy là người đầu tiên khám phá ra pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy. Nên Thầy có đủ tư cách là một Thiền sư, nên Thầy lấy danh hiệu là Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ. Thầy cũng nói cho các con rõ: Thầy là người đầu tiên khám phá ra pháp môn Thiền tông của Đức Phật dạy. Nên trên trái đất này, không ai đủ tư cách chứng nhận hay phong Thiền sư cho Thầy được.
Câu 3: Như nói ở trên, Hòa thượng Thích Thanh Từ tu hành có chứng đắc rõ ràng; còn Trưởng ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu nói rằng: Trưởng ban không có tu hành gì cả; không tu hành tại sao dám đứng ra phổ biến pháp môn Thiền tông của Đức Phật. Trưởng ban không tu hành, tức không chứng đắc gì cả. Vậy, căn cứ vào đâu mà Trưởng ban phổ biến pháp môn Thiền tông học này, xin cho biết?
Câu 4: Hiện nay có rất nhiều Thiền sư, như: Thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư Khánh Hỷ. V.v… Các vị này cũng là Thiền sư, mà không vị nào dạy ai giải thoát. Còn Trưởng ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu dám đứng ra dạy người khác giải thoát. Tại sao Trưởng ban quá gan như vậy?
Vậy, xin Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu, trả lời 4 câu hỏi của tôi trên trang thientong.com để nhiều người biết và để họ nói: Ai đúng ai sai?.
Xin thành thật cám ơn?
Mỹ Tho, ngày 6/5/2016.
Đệ tử Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ – Trịnh Hồng Ân.
Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu trả lời:
Trước tiên Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi xin chúc Ông và toàn thể gia đình sức khỏe tốt. Và cám ơn Ông đã gửi đến cho chúng tôi 4 câu hỏi nói trên.
– Thật tình 4 câu mà Ông hỏi, không khó đối với Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi.
– Nhưng cái khó của Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi là: Ông đem các vị Hòa Thượng, Thiền sư ra để so đúng sai với chúng tôi. Như vậy là không đúng!
– Vì ở nơi thế giới vật lý này, các vị Hòa Thượng là những vị mà Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi tôn kính.
– Còn nói đến Phật Pháp thì không thể nói đúng hay là sai.
– Mà chỉ chọn Pháp môn nào, Tu tập hay Tu hành phù hợp với mình mà thôi.
– Cũng vì cái khó nói trên, mà Ban Quản trị chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi xin dẫn những lời dạy trong Kinh và trong Huyền Ký mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Tổ Sư Thiền Tông dạy để trả lời 4 câu hỏi của Ông, để Ông được rõ thông.
Câu 1:
– Tổ sư Thiền, là người được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phong và truyền trao Huyền Ký, có nhiệm vụ dẫn Mạch nguồn Thiền tông chảy riêng theo dòng Thiền Tông.
Tổ sư Thiền tông tổng cộng có 36 vị.
Xin gửi Ông tên của 36 vị Tổ sư Thiền tông Ấn Độ – Trung Hoa – Việt Nam, do nhà xuất Bản Tôn Giáo Việt Nam xuất bản.
Nước Ấn Độ có 28 vị Tổ sư Thiền tông là:
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ nhất là: Ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai là: Ngài A Nan Đà (Ananda).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba là: Ngài Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ tư là: Ngài Ưu Ba Cúc Đa.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ năm là: Ngài Đề Đa Ca (Dhrtaka).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ sáu là: Ngài Di Dá Ca (Miccaka).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ bảy là: Ngài Bà Tu Mật (Vasumita).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ tám là: Ngài Phật Đà Nan Đề (Buddhanandi).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ chín là: Ngài Phục Đà Mật Đa (Buddhamitra).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười là: Ngài Hiếp Tôn Giả (parsvika).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười một là: Ngài Phú Na Dạ Xa (Punyayasas).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười hai là: Ngài Mã Minh (Asvaghosha).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười ba là: Ngài Ca Tỳ Ma La (Kipimala).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười bốn là: Ngài Long Thọ (Nagarjuna).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười năm là: Ngài Ca Na Đề Bà (Kanadeva).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười sáu là: Ngài La Hầu Đa La (Rahulata).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười bảy là: Ngài Tăng Già Nan Đề (Sanghanandi).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười tám là: Ngài Già Da xá Đa (Gayasata).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ mười chín là: Ngài Cưu Ma La Đa (Kumarata).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi là: Ngài Xà Dạ Đa (Jayata).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi mốt là: Ngài Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi hai là: Ngài Ma Noa La (Manorhita).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi ba là: Ngài Hạc Lạc Na (Haklena).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi bốn là: Ngài Sư Tử (Arysimha).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi năm là: Ngài Bà Xá Tư Đa (Basiasita).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi sáu là: Ngài Bất Như Mật Đa (Punyamitra).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi bảy là: Ngài Bát Nhã Đa La (Prajnatara).
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi tám là: Ngài Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma).
Nước Trung Hoa có 5 vị Tổ sư Thiền tông là:
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ hai mươi chín là: Ngài Huệ Khả.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi là: Ngài Tăng Xán.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi mốt là: Ngài Đạo Tín.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi hai là: Ngài Hoàng Nhẫn.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi ba là: Ngài Huệ Năng.
Nước Việt Nam có 3 vị Tổ sư Thiền tông là:
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi bốn là: Ngài Điều Ngự Giác Hoàng – Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi năm là: Ngài Pháp Loa.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi sáu là: Ngài Huyền Quang.
Câu 2:
Kính thưa Ông Trịnh Hồng Ân, chắc có lẽ Ông không hiểu rõ hai chữ Thiền tông, nên Ông mới nói là Thầy Ông dụng công ngồi Thiền trên núi Lớn Vũng Tàu. Chứng được Thiền tông.
Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi, đã tìm trong các hệ Kinh, Tiểu Thừa, Trung Thừa, Đại Thừa nhưng không có chỗ nào nói đến dụng công ngồi Thiền chứng được Thiền tông cả.
Vì vậy:
Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi, xin dẫn một đoạn trong Huyền Ký mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền riêng theo dòng Thiền tông, để Ông được rõ thông.
– Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được 78 tuổi, còn Ngài Ma Ha Ca Diếp 79 tuổi. Cũng là thời cơ truyền “Bí mật Thiền tông” cho Tổ vị thứ nhất, nên một buổi sáng mùa xuân, trên mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn, Đức Phật họp đông đảo đồ chúng. Tay phải Đức Phật cầm cành hoa sen đưa lên. Ngài ngó từ phải qua trái, từ gần ra xa. Mọi người ai ai cũng ngơ ngác, riêng Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm miệng cười. Đức Phật hỏi Ngài Ma Ha Ca Diếp: Tất cả mọi người không cười, sao ông lại cười?
Ông Ma Ha Ca Diếp trình thưa với Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, nhờ Đức Thế Tôn tay cầm cành sen đưa lên, nên con đã nhận ra Tánh Thấy chân thật và rõ ràng của con, nên con mừng quá con mỉm cười.
Đức Phật hỏi ông Ma Ha Ca Diếp:
– Ông thấy như thế nào?
Ngài Ma Ha Ca Diếp không trả lời thấy như thế nào, mà Ngài trình thưa cùng Đức Phật bằng bài kệ 44 câu như sau:
Sen xuân nở tại Linh Sơn
Thiền hoa thanh tịnh ơn trên Phật đà
Ý Phật con đã nhận ra
Tánh Thấy, y Thấy, được qua luân hồi.
Bao năm khổ hạnh con thôi
Sống vối tánh Thấy, luân hồi màng chi
Hoa sen con nhận tức thì
Niết Bàn thanh tịnh tìm chi mệt người.
Phật ôi, con đã ngộ rồi
Thấy trong thanh tịnh là nơi quê nhà
Phật tánh, con đã nhận ra
Khi Thấy, Ý Thấy vượt xa muôn trùng
Tánh Thấy hết sức lạ lùng
Muôn đời ngàn kiếp, lạ lùng mới hay
Thiền Thanh Đức Phật chỉ bày
Hôm nay thật sự nhận ngay Tánh mình.
Nhận được, con chỉ lặng thinh
Nở ra nụ cười vui lắm Phật ôi
Trước kia, Phật dạy con “Thôi”
Mà thôi không được, luân hồi con đi.
Hoa sen con Thấy tức thì
Tự nhiên dứt hết, không chi nói lời
Nụ cười thay thế chữ “Thôi”
Để trình Đức Phật, đôi môi thay lời
Linh Sơn, con đã rõ lời
Thiền Thanh con biết, luân hồi dứt ngay
Trước huynh đệ, con trình bày
Môn Thiền Thanh tịnh, khó ai nhận liền.
Mấy ngàn người bỏ tu riêng
Dụng công tìm kiếm khắp miền sơn lâm
Nhờ con lặng lẽ âm thầm
Bất ngờ nhận được, không lầm chuyển luân.
Hôm nay thật sự con mừng
Mừng vì sinh tử đã dừng với con
Linh Sơn con quyết lòng son
Giữ môn Thiền học thường còn thế gian.
Hễ ai muốn hết gian nan
Chỉ cần Thanh tịnh, mới sang quê nhà
Lòng con xin nói hết ra
Cám ơn Đức Phật, con xa luân hồi.
Thiền Thanh kỳ diệu Phật ôi!
Chỉ cần Thanh tịnh, luân hồi bỏ con
Con nay kính nguyện lòng son
Truyền môn Thiền học được còn mai sau.
Ngài Ma Ha Ca Diếp trình lên Đức Thế Tôn bài kệ 44 câu mà Ngài đã đạt được “Bí mật Thiền tông” vì Ngài nhìn thấy cành hoa sen trên tay Đức Phật.
Đức Phật nói với các vị Tỳ kheo và đại chúng:
– Này các vị Tỳ kheo và đại chúng, hôm nay Như Lai kiềm Thiền Thanh tịnh bằng cành hoa sen, 1.250 các ông, duy nhất chỉ có ông Ma Ha Ca Diếp nhận ra được Chánh Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn diệu tâm, đây là pháp môn màu nhiệm mà Như Lai dạy nơi thế giới này.
Như Lai dạy rõ pháp môn Thanh tịnh Thiền này được lưu truyền như sau:
1/- Việc truyền Thiền Thanh tịnh này, đúng 15 ngày sau, Như Lai sẽ làm lễ truyền Thiền Thanh tịnh này cho ông Ma Ha Ca Diếp, để thay Như Lai dạy pháp môn Thiền Thanh tịnh này, sau khi Như Lai diệt độ.
2/- Ông A Nan Đà và các đệ tử lớn của Như Lai cũng như đại chúng, thiết lập bàn hương và phẩm vật để Như Lai làm lễ truyền Thiền Thanh tịnh trước sự chứng minh của Mười Phương Chư Phật. Các ông hãy tựu hội về cho đầy đủ.
Vì sao các ông phải tựu hội?
Vì đây là buổi lễ truyền Thiền Thanh tịnh đầu tiên, cũng đồng nghĩa dòng chảy của “Mạch nguồn Thiền Thanh tịnh”của Như Lai dạy đã khởi đầu tại đây. Mạch nguồn Thiền Thanh tịnh này tiếp theo là 35 đời Tổ nữa được chia như sau:
Ở nước Ấn Độ này có 28 đời Tổ.
Nước lớn ở phương Đông có 5 đời Tổ.
Còn nước nhỏ phương Đông, cũng gọi là nước Rồng có 3 đời Tổ.
Đến đây, mạch nguồn Thiền Thanh tịnh bị quên lãng. Mãi đến đời Mạt Thượng pháp, ở tại đất Rồng mới có người nhận lại được. Người này cho pháp môn Thiền Thanh tịnh phổ biến đi khắp Năm châu.
3/- Ông Ma Ha Ca Diếp, khi ông sắp tịch diệt, ông hãy truyền pháp môn Thanh tịnh Thiền này lại cho ông A Nan Đà để làm Tổ sư Thiền đời thứ hai. Như Lai dạy các ông như sau:
– Khi ông A Nan Đà nhận Tổ vị thứ hai, phải đổi danh là Thiền tông.
Vì sao phải đổi danh như vậy?
Vì pháp môn Thanh tịnh Thiền này,bắt đầu khởi dòng Thiền của nó, tức nó được truyền theo “Tông pháp Thiền” rõ ràng. Lần đầu tiên, Như Lai truyền Thiền Thanh tịnh, người dự bao nhiêu cũng được. Nhưng khi ông Ma Ha Ca Diếp truyền Thiền tông lại cho ông A Nan Đà, chỉ có ông A Nan Đà, ông Xá Lợi Phất và các đệ tử lớn của Như Lai dự thôi.
Vì sao chỉ có ông Xá Lợi Phất và các đệ tử lớn, cũng như những cư sĩ hiểu được Thiền Thanh tịnh mới dự?
Vì ông Xá Lợi Phất đã được “Rơi vào bể tánh Thanh tịnh Phật tánh”, đồng nghĩa ông này đã vượt hơn cả “Bí Mật Thiền tông”. Nhưng vì ông Xá Lợi Phất chưa nhanh bằng ông Ma Ha Ca Diếp, hơn nữa ông Xá Lợi Phất đến ngày ông A Nan Đà nhận Tổ vị thứ hai, ông Xá Lợi Phất đã trên 90 tuổi rồi.
Câu 3:
Ông nói Trưởng Ban Quản Trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi không tu hành, tức không chứng đắc là rất đúng.
Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi chỉ tu theo pháp môn Thiền tông, tức tu tập, không tu hành.
Tại sao lại tu như vậy?
– Vì Tu hành là có chứng đắc.
– Còn tu tập để nhận ra Phật tánh của chính mình, hằng sống với Phật tánh đó và biết tạo ra Công đức nữa là đủ.
Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi bốn là: Ngài Điều Ngự Giác Hoàng, có dạy:
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.
Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi, xin dẫn những lời dạy của 2 vị Tồ sư Thiền tông, để Ông rõ thông.
1/- Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi ba là Ngài Huệ Năng.
Có trình cho vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi hai là Ngài Hoàng Nhẫn bốn câu kệ nói lên Ngài đã đạt được “Bí Mật Thiền tông” như sau:
Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệt phi đài
Bản lai vô nhất vật
Vật sử nhạ trần ai
dịch rõ:
Tánh giác không có thọ
Sáng không phải nhờ đèn
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi bặm.
Hai ngày sau, Tổ Hoàng Nhẫn xuống chỗ Ngài giã gạo, hỏi Ngài:
Ông đi học đạo mà nhọc nhằn đến thế ư?
Tổ Hoàng Nhẫn nói tiếp:
Gạo ông giã đã trắng chưa?
Ngài thưa với Tổ:
Dạ, gạo của con giã trắng đã lâu rồi mà chưa có dần sàng.
Tổ Hoàng Nhẫn không nói gì thêm, Ngài cầm gậy gõ vào tay cối 3 cái rồi chắp tay ra sau lưng đi về Thiền tông thất của Ngài. Ngài Huệ Năng nhận được ý Tổ nên trống điểm canh ba, Ngài đến Thiền tông thất của Tổ gõ cửa. Tổ liền dẫn Ngài vào trong Thiền tông thất, kéo màn che hết các cửa và dạy Ngài:
Trong Huyền Ký của Như Lai có nói ông là vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi ba. Cũng từ đời ông việc truyền “Bí mật Thiền tông” không được truyền nữa.
Vì sao vậy?
Vì có 2 nguyên do như sau:
1/- Ông là người không biết chữ nên không đọc kệ truyền “Bí mật Thiền tông” được.
2/- Ông là người quá đặc biệt, không học bất cứ với ai mà đã vượt qua ba cửa:
A- “Yếu chỉ Thiền tông”.
B- “Bí mật Thiền tông”.
C- “Được rơi vào Bể Tánh Thanh tịnh Phật Tánh”.
Trong suốt 33 vị Tổ sư Thiền tông, ông là người kỳ đặc nhất, là người dẫn dắt chúng sanh giác ngộ Thiền tông nhiều nhất. Vì có quá nhiều người đạt được “Bí mật Thiền tông”, thì truyền Thiền cho ai bây giờ. Do đó, đến đời ông việc truyền “Bí mật Thiền tông” không được phép truyền nữa mà phải chuyển hướng truyền Thiền khác, như:
Một: Người nào hiểu pháp môn Thiền tông là không sử dụng bất cứ thứ gì trong vật lý để tu, người đó được cấp giấy chứng nhận giác ngộ “Yếu chỉ Thiền tông”.
Hai: Người nào giải mã được tất cả các pháp môn tu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có dụng công hay không dụng công, và tất cả các pháp môn tu của các Tôn giáo khác, vị đó phải được cấp giấy chứng nhận đạt được “Bí mật Thiền tông”, được truyền Thiền trước tôn tượng Thiền tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ba: Còn người “được rơi vào Bể tánh Thanh tịnh Phật Tánh”, vị này, ở thế giới này không ai được phép chứng nhận cho vị này cả.
Ta dạy ông các căn bản nói trên, sau cùng ta dạy ông 4 câu then chốt trong pháp môn Thiền tông học này như sau:
1- Hữu tình lai hạ chủng.
2- Nhân đất quả liền sanh.
3- Vô tình vô chủng tánh.
4- Vô tánh nên vô sanh.
Tổ Hoàng Nhẫn dạy trắng nghĩa 4 câu như sau:
1- Người tu muốn giác ngộ giải thoát thì cố gắng dạy họ.
2- Nhờ lòng ham muốn cao đó, nên họ dễ dàng nhận ra Phật tánh của họ.
3- Người tu không muốn giải thoát, hoặc đi làm tôi tớ cho kẻ khác, ông không được nói pháp môn Thiền tông này với họ.
4- Người muốn đi tìm những thứ trong vật lý, trong vật lý làm gì có Phật tánh mà dạy họ.
Bốn việc căn bản ta đã dạy ông. Vậy ông hãy quỳ xuống ta đọc nhanh bài kệ truyền “Bí mật Thiền tông” mà Đức Phật đã truyền cho Ngày Ma Ha Ca Diếp làm Tổ sư Thiền tông đời thứ nhất. Các Tổ cũng lấy bài kệ này truyền cho nhau. Tổ Đạo Tín cũng truyền cho ta bài kệ này, nay ta cũng truyền cho ông.
2/ Vị Tổ sư Thiền tông đời thứ ba mươi bốn là: Ngài Điều Ngự Giác Hoàng,
Ngài dạy bài kệ tu Thiền tông 16 câu như sau:
Thiền tông cứ vậy mà tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Phật tánh trong mình không tìm kiếm
Chỉ tâm Thanh tịnh ấy tu Thiền.
Dụng công tìm kiếm bị đảo điên
Chỉ cần Thanh tịnh hết não phiền
Rơi vào Bể Tánh là chân phải
Quán tưởng làm chi coi chừng điên.
Ngày xưa Đức Phật dạy tu Thiền
Tánh mình Thanh tịnh tự nhận riêng
Những điều kỳ diệu sẽ thấy liền
Rơi vào bể tánh hết đảo điên.
Dụng công tìm kiếm chỗ linh thiêng
Tu hành như vậy sai trái liền
Tánh mình Thanh tịnh là chân phải
Quê xưa chốn cũ nhận ra liền.
Còn về phần căn cứ vào đâu, mà Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi phổ biến pháp môn Thiền tông học này.
Xin trả lời ông như sau:
Nguyên do chúng tôi nhận được tập Huyền Ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông như sau:
Một: Vào năm 1952, năm Nhâm Thìn, chúng tôi được ông Đông Y sỹ Huỳnh Thạch là chủ tiệm thuốc bắc hiệu Hoa Nam, tọa lạc tại số 82, đường Trần Quí, quận 11, Sài Gòn, bên hông chợ Thiếc tặng cho chúng tôi.
Hai: Vào chủ nhật ngày 15-10-1958 nhằm ngày 03 tháng 09 năm Mậu Tuất, Thiền sư ni Đức Thảo là Viện chủ chùa Thiền tông Tân Diệu, tọa lạc tại số 273, ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, truyền trao cho chúng tôi.
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm thứ 12 có nói đến “Long Nữ thành Phật”, tức “Người Nữ ở đất Rồng” nhận được tập Huyền Ký này. Sau đó các đệ tử của Bà mới cho phổ biến ra.
Vì vậy, chúng tôi căn cứ vào 2 tập Huyền Ký, và có trách nhiệm phải phổ biến pháp môn Thiền tông học này.
Câu 4:
Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi xin dẫn lại lời dạy trong Huyền Ký có phần:
LỜI DẠY SAU CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT CÓ 7 PHẦN.
Chúng tôi xin (không dẫn phần tiêu chuẩn đúng nghĩa của một Thiền sư)
PHẦN 2: Giải đáp Thiền tông học chỉ có 3 dạng người được phép:
1/- Thiền tông sư, gọi tắt là (Thiền sư), “người xuất gia”
2/- Thiền tông gia, gọi tắt là (Thiền gia), “người cư sỹ”
3/- Phật gia Thiền tông.
Được phép trả lời đối với 3 hạng người:
1/- Người một lòng muốn giác ngộ và giải thoát.
2/- Người chấp nhận trái đất này luân chuyển theo quy luật nhân quả luân hồi, do điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi.
3/- Người hiểu được ai cũng sống với tổng nghiệp của mình.
Thì được phép tận tình giải thích cho người này biết.
Không trả lời đối với 3 dạng người như dưới đây, dù chỉ một lời:
1/- Đụng đâu tin đó.
2/- Cầu khẩn và lạy người khác.
3/- Không sử dụng cái đầu thực tế để tìm hiểu.
* Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi xin dẫn lại 4 cái thắc mắc của Thái Tử Tất Đạt Đa, để ông rõ thông.
* Thái Tử Tất Đạt Đa, khi lớn lên Ngài có 4 cái thắc mắc như sau:
1/- Con người từ đâu đến với thế giới này?
2/- Con người đến với thế giới này để rồi bị: Sanh – Già – Bệnh – Chết!
3/- Khi còn sống nơi thế giới này, tranh dành, hơn thua, chém giết với nhau. Sau cùng rồi cũng lìa bỏ tất cả!
4/- Sau khi chết rồi sẽ đi về đâu?
Với 4 thắc mắc trên, Đức Phật bỏ Hoàng cung đi tu cái gì? được cái gì? và muốn dạy cái gì?
Còn về phần Ban Quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi:
Thật tình không phải chúng tôi gan!
Khi chúng tôi nhận được tập Huyền Ký truyền riêng theo dòng Thiền tông, chúng tôi có trách nhiệm phải phổ biến pháp môn Thiền tông học này ra. Khi chúng tôi phổ biến trong Huyền Ký, chỉ nói rõ công thức Giác ngộ và Giải thoát mà thôi.
Xin chân thành cám ơn Ông về 4 câu hỏi nói trên.
Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu.