Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Như thế nào là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, cách cúng dường “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”.

Như thế nào là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, cách cúng dường “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”.

*******************

Anh T.X.T, cư ngụ tại Nam Định, có câu hỏi gửi tới Thầy ạ:

1. “Không dính mắc”, khi tu tập theo Thiền Tông, nên hiểu như thế nào cho đúng?

2.Thế nào là Định Nghiệp? Đã là Định Nghiệp, thì có cách gì thay đổi không?

3. “Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh”, nên hiểu như thế nào cho đúng? Có phải là “Rơi vào Tánh Thanh Tịnh”, của chính mình không ạ?

4. Câu: “Pháp gốc pháp không pháp

              Pháp không pháp cũng pháp”, 2 câu này ý nghĩa như thế nào ạ?

5Như thế nào là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, cúng dường “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”, như thế nào thì có Công Đức ạ?

BAN QUẢN TRỊ TỔ ĐÌNH CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DỊÊU ĐÁP:

Câu 1:

- Không dính mắc, câu này Đức Phật dạy là vô trụ với vật chất. Vô trụ không phải là từ bỏ. Có vật chất là phải gìn giữ, không vui. Khi mất, xem như hết duyên với mình, không buồn.

Câu 2:

* Định nghiệp, là nghiệp cố định, tức bất di bất dịch.

* Như ở thế gian; cố ý giết người đền mạng.

* Nếu người biết tu Thiền tông, thì “có thể chuyển nghiệp” được.

Bằng cách nào?

* Bằng cách là tạo ra công đức thật nhiều. Tự mình vượt của Hải Triều Dương trái đất và Tam giới. Thì nghiệp đó vẫn còn, nhưng nó ở trong vỏ bọc của Tánh người luân chuyển nơi thế giới này, Trung Ấm Thân nào vào ẩn trong vỏ bọc này thì nhận nghiệp đó.

* Còn người không biết công thức này, là bắt buộc phải trả định nghiệp này.

Câu 3:

* Rơi vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh phải hiểu như sau: 

1/- Khi mình tạo ra được công đức vô lượng thì Phật nhãn của mình tự động được mở ra, nhìn xuyên qua được Tam giới, thấy được Phật giới nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi.

2/- Còn mình thấy thanh tịnh bằng mắt thanh tịnh, gọi là Kiến Tánh. Nhờ Kiến Tánh này biết tạo ra công đức và được truyền bí mật thiền tông thì mới về Phật giới được.

Lưu ý:

- Dù được mở Phật nhãn hay Kiến Tánh chỉ là thời gian thoáng qua thôi. Nếu sau này, người nào sống hoài với Phật nhãn hoặc Tánh chân thật của mình thì hãy coi chừng, đó oai lực của vị Thần chủ hoặc vị Thần vùng ở trái đất này đó giúp mình đó. Hãy xem gương Tổ Ưu Ba Cúc Đa, là vị Tổ Thiền tông đời thứ Tư.

Câu 4:

* Pháp gốc: đây là tiếng nói gốc trong Tánh Phật.

- Những vị Thầy không biết phần căn bản này, nên nói như trên lặp đi lặp lại để không ai hiểu gì hết, kể cả vị Thầy này. Thầy không biết, nên nói xào qua xào lại, để cho người hỏi mịt mù. Còn Thầy được mang danh là Thầy giỏi chữ.

Câu 5:

* Đạo nhân vô tu vô chứng chính là Phật Tánh của chính mình đó.

* Vì vậy, người nào Kiến Tánh tự biết như sau:

1/- Dù có cúng dường hằng hà sa số Đức Phật đi nữa, cùng là phước đức bên ngoài. phước đức là phải lần hết đi.

2/- Còn công đức, chỉ sử dụng trong Phật giới thôi.

* Công đức, là “vật tư” để định hình ra 1 “Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh” và 1 “Kim Thân Phật”, để Tánh Phật ẩn vào trong đó “sản sanh” ra 1 vị Phật. Vị nào đã thành Phật rồi, thì vị đó được gọi là “Đạo Nhân Vô Tu Vô Chứng”. Vậy, chúng ta ráng “cúng dường” cho Đạo Nhân này đi.

BAN QUẢN TRỊ TỔ ĐÌNH CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DỊÊU

Từ khóa:

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 19 | Hôm nay: 184 | Hôm qua: 240 | Tổng truy cập: 829367
Đặt câu hỏi trực tuyến