Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
Ngoài Thiền tông nhưng trong Luân hồi!

Ngoài Thiền tông nhưng trong Luân hồi!

 

Anh Tống Xuân Trường, cư ngụ tại Hàn Quốc có hỏi Ban quản trị chùa Thiền tông Tân Diệu như sau:

HỎI: 1. Những người khi đã mất, sau 49 ngày mà không đi tái sinh hay phải chịu thọ khổ, thì họ có cuộc sống như nào ạ?

ĐÁP CÂU 1:

– Khi người mất bị luân hồi đi các nơi như sau:

1/- Về Phật giớiDo Trung ấm thân có màu vàng sáng chở đi, với tốc độ siêu tốc, tức nhanh hơn tốc độ ánh sáng 5 lần.

2/- Vãng sanh đến cõi trời Vô Sắc: Do Trung ấm thân có màu trắng trong  chở đi, với siêu tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sánh 3 lần.

3/- Vãng sanh đến cõi trời Hữu Sắc và nước Tịnh ĐộDo Trung ấm thân có 12 màu sắc rực rỡ chở đi, với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sánh 1 lần.

4/- Vãng sanh đến cõi trời Dục giới: Do Trung ấm thân có 5 màu sắc chở đi, với tốc độ bằng tốc độ âm thanh.

5/- Sanh vào loài Thần: Do Trung ấm thân có 3 màu sắc chở đi, tốc độ do loài Thần quyết định.

6/- Sanh vào loài Ngạ QuỷDo Trung ấm thân có màu trắng như khói chở đi, được ở quanh quẩn trong gia đình lâu nhất là 49 ngày, phải nhập vào dòng tộc. Khi nhập vào dòng tộc, được chọn 1 trong 2 nơi:

– Một là, ở trong dòng tộc, gọi là Hương Hồn, hoặc gọi là Hương Linh, để dòng tộc điều đi đầu thai trong dòng tộc. Ăn uống, là thức ăn do trong dòng tộc nấu nướng, khi bốc hơi lên, hoặc đến ngày cúng giỗ.

– Hai là, không ở trong dòng tộc, ra ngoài làm Cô Hồn. Thức ăn, là do các hàng quán nấu nướng bên ngoài nhà, hoặc đi giành giựt của người cúng thí.

7/- Sanh vào cac loài Súc Sanh: Do Trung ấm thân có màu giống như màu loài Súc Sanh nào mà con người tạo ra nghiệp sát loài đó. Với tốc độ không nhanh lắm.

8/- Sanh vào loài Địa Ngục: Do Trung ấm thân có 18 màu đen, từ đen ít đến màu thật đen. Chở đi với tốc độ bằng lực rơi của một vật thể thật nặng.

9/- Sanh vào các loài Thực vật: Người đó sanh vào loài nào, thì Trung ấm thân có màu giống như loài đó, đi với tốc độ rất chậm, thấy như lờ đờ, di chuyển 10 năm mà chưa được 1 cây số.

HỎI:  2. Các vị thần Kim Cang, thần Hộ Pháp khi còn ở thế giới loài người, các vị đã tạo những nhân duyên gì để được làm thần Kim Cang, thần Hộ Pháp ạ?

ĐÁP CÂU 2:

– Khi còn là 1 con người có 2 sự thích:

– Một là, làm phước thiện mà muốn người khác kính nể và nghe lời mình.

– Hai là, tu Mật chú tông, đem tiền cúng và lạy người khác.

Hai nguyên nhân này, khi hết duyên sống,  được sanh vào loài Thần.  Khi vào thế giới loài Thần, do nhu cầu mà Thần Vùng, hoặc Thần chủ quốc gia bổ nhiệm.

HỎI:  3. Làm việc phước Thiện bằng tâm tự nhiên thanh tịnh, không mong cầu đi hưởng nơi đâu thì được phước nhiều, khi vượt hải Triều Dương của Tam Giới, nếu có Công Đức, nghiệp phước Thiện này có kéo hành giả lại không ạ?

ĐÁP CÂU 3:

– Câu này phải hiểu như sau:

1/- Làm phước thiện mà tâm thanh tịnh thì phước đức được rất nhiều. Tạo phước thì phải đi hưởng phước, tùy theo người đó muốn hưởng phước ở đâu.

2/-  Vượt cửa Hải triều Dương trái đất có các loại Trung ấm thân như sau:

– Một là, Trung ấm thân chở vỏ bọc tánh Phật và khối công đức về Phật giới, thì không vị Thần nào ngăn cản.

– Hai là, Trung ấm thân chở vỏ bọc tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương đi hưởng nghiệp phước đức Dương ở các cõi Trời hay nước Tịnh Độ, vị Thần cũng không ngăn cản.

– Ba là, Trung ấm thân chở vỏ bọc tánh Phật và khối nghiệp phước đức Âm hoặc các nghiệp khác. Vị Thần giữ cửa Hải triều Dương trái đất không cho ra ngoài trái đất.

– Bốn  là, Trung ấm thân chở vỏ bọc tánh Phật và khối nghiệp phước đức Dương, nghiệp phước đức Âm và Ác đức, thì mới có việc giằng co.

HỎI:  4. Người tu theo Thiền Tông mới đầu bước vào thì ai cũng dũng mãnh tinh tấn, sau dần dần thối chuyển nhiều, là vì nguyên do gì ạ?

ĐÁP CÂU 4:

– Nguyên do, tu lâu  ngày mà không tinh tấn là có nguyên do như sau:

1/- Chưa thấu triệt pháp môn Thiền tông học này.

2/- Sử dụng cái tưởng quá nhiều.

3/- Bị nhiều người chỉ trích.

4/- Tu còn thích danh, lợi và địa vị.

5/- Tu còn thích tranh luận.

6/- Nghiệp luân hồi còn quá nhiều.

7/- Còn thích đi luân hồi.

HỎI:  5. Người tu theo Thiền Tông tại sao Nghiệp sổ nhiều và đến nhanh hơn các pháp môn khác?

ĐÁP CÂU 5:

– Tu Thiền tông mà  thích giải thoát nhanh, đương nhiên nghiệp xóa sẽ đến nhanh với mình.

– Người nào tu Thiền tông, mà cứ tu từ từ, thì nghiệp xóa sẽ đến từ từ với mình.

HỎI:  6. Bằng chứng nào để chứng minh con người bị Luân Hồi? Xin Thầy cho con dẫn chứng ạ?

ĐÁP CÂU 6:

– Luân là chuyển đi.

– Hồi là trở lại chỗ cũ.

Chứng minh: Con sanh ở Nam Định. Lớn lên đi chỗ này chỗ kia, khi già chết, hồi về Nam Định chôn.

HỎI:  7. Hiện nay có rất nhiều pháp môn, pháp môn nào cũng là từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói, làm sao để biết được pháp môn nào của Đức Phật đi, để chấm dứt Luân Hồi?

ĐÁP CÂU 7:

– Trong 10 quyển  sách có nói rõ 6 pháp môn. 5 pháp môn dụng công tu hành, mơ tưởng, làm phước, ham muốn đi hưởng phước. Nhân quả nơi trái đất này, con người ham muốn gì thì được nấy, không sai chạy.

– Một pháp môn, không dụng công tu hành, tạo công đức, ham muốn về Phật giới, thì được toại nguyện. Đây là qui luật của trái đất này vậy.

HỎI:  8. Nghiệp Ác Đức từ vô lượng kiếp đến bây giờ, thật khó có thể không tránh khỏi, ngoài dừng tạo nghiệp, bài kệ sám hối theo dòng Thiền Tông phổ thông, có thể sử dụng khi hành giả còn sống không ạ?

ĐÁP CÂU 8:

– Trong Thiền tông có 2 bài kệ:

Một là, bài kệ giúp người muốn giải thoát mà chưa biết Thiền tông.

Hai là, bài kệ người nghe pháp môn Thiên tông mà khinh chê.

Nên áp dụng từng trường hợp.

HỎI:  9. Đức Phật dạy đệ tử của Ngài phải Bình Đẳng, Từ Bi… mà tại sao cùng là đệ tử của Ngài mà lại toàn sát hại nhau, như Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi nhận xong y, bát, Ngài phải bỏ đi trong đêm khuya ạ?

ĐÁP CÂU 9:

Đức Phật dạy nơi thế giới này có 2 phần căn bản:

Một là, ai cũng có tánh Phật là thanh tịnh rỗng lặng hằng tri.

Hai là, ai cũng có tánh người là mang 16 thứ.

– Vì 99 phần ngàn, ai cũng sử dụng tánh người, nên ganh ghét sát hại nhau là tánh của con người.

– Còn bình đẳng, từ bi, là do con người đặt ra để cho thế giới ổn định chút vậy thôi. Chớ bất cứ ai sống ở trái đất này,thì phải sống theo qui luật của trái đất là mạnh được yếu thua.

HỎI: 10. Trong Kinh Đức Phật dạy, nếu còn xưng mình là Phật hay Bồ Tát, hay là còn có chứng đắc, thì thật không phải là Phật hay Bồ Tát, hay có chứng đắc gì cả, vì còn Ngã Tướng. Nhưng sao hiện nay vẫn có người tự nhận họ là Phật, là Bồ Tát ạ? Họ có phạm vào tội vọng ngữ không ạ? Và nếu phạm thì quả báo sẽ như thế nào ạ?

ĐÁP CÂU 10:

– Ở trái đất này gọi là Thế gian, tức gian dối.

– Vì vậy, chuyện lường gạt người khác là bình thường.

– Người tu chân chánh, mới sợ tội vọng ngữ. Còn người tu lợi dụng đạo để kiếm danh và lợi, vọng ngữ là chuyện nhỏ. Họ còn dám nói chuyện lớn lao hơn nữa, cũng chẳng ăn thua gì.

HỎI: 11. Mười sáu thứ của Tánh Người được hình thành như thếnào? Có phải do tứ đại hợp thành mới có không ạ?

ĐÁP CÂU 11:

– Hình hành 16 thứ của tánh người, phải có 3 điều kiện như sau:

1/- Tinh cha Noãn mẹ cuốn hút với nhau.

2/- Tánh Phật phải nhào vô Tinh cha và Noãn mẹ này.

3/- Điện từ Âm Dương phải cuốn hút 2 phần trên, dính cứng lại thành một thai nhi, là 16 thứ tánh người đã hình thành, nhưng chưa hoạt động được. Khi thai nhi ra ngoài tử cung mẹ, thì dần dần 16 thứ tánh người mới thực thụ hoạt động.

HỎI: 12. Người tu theo Thiền Tông, khi đã nhận Phật Tánh của chính mình có phải tập cho thuần thục sống với tánh Phật thanh tịnh không, để khi gặp duyên, tánh Người có xui cũng không bị cuốn không ạ? Khi thuần thục và tạo nhiều Công Đức thì mới trở về Phật Giới được có đúng không ạ?

ĐÁP CÂU 12:

– Người tu Thiền tông không cần thuần thục nhận ra tánh Phật, mà chỉ cần hiểu như sau:

– Trước kia minh chưa biết Phật tánh là gì, nghe ai nói gì cũng tin. Nay mình biết được tánh Phật có 4 thứ, mình cứ biết như vậy thôi. Biết công thức về Phật giới. Cứ đi làm ăn bình thường, để có tiền tạo ra công đức, giúp người khác hiểu, là mình có công đức. Khi hết duyên sống nơi thế giới này, tánh Phật của mình mang số công đức về Phật giới để thành kim thân Phật, chỉ có như vậy thôi.

– Còn việc bị cuốn hút, là do minh thích đi luân hồi nữa mới bị cuốn hút.

– Còn mình không thích, thì ai cuốn hút mình mà lo.

HỎI: 13. Chưa hiểu về Nhân Quả, mà đã chấp Không, sẽ xa vào Ác Đạo. Người chưa nhận biết được mình đang bị Tánh Người cuốn, mà Tánh Người lươn lẹo bao che bảo là: “tôi thích sử dụng ngôi nhà Tánh Người”, nhưng chưa biết sống với tánh Phật, 16 thứ Tánh Người còn nguyên, thì trường hợp này có bị lạc vào lối chấp Không, không ạ? Có bị đi sai đường không ạ?

ĐÁP CÂU 13:

* Tu theo Thiền tông phải hiểu như sau:

– Ở trái đất này là trái đất luân chuyển nên sanh ra nhân quả, biết như vậy là đủ. Làm ác thì gặp ác, làm thiện thì gặp lành.

- Trong mỗi con người có 2 tánh:

1/- Tánh Phật là tự nhiên thanh tịnh.

2/- Tánh người có 16 thứ.

* Ở thế giới này là phải sử dụng tánh người để sinh hoạt và làm ăn để nuôi thân tứ đại và người thân của mình.

* Tánh Phật  là như vậy, biết rồi để đó. Khi nào về Phật giới mới sử dụng.

* Công thức về Phật giới biết rồi cũng để yên. Cứ tạo ra công đức nhiều đi.

* Khi nào hết duyên sống nơi thế giới này, đem công đức về Phật giới sử dụng .

– Đừng có tưởng tượng, rồi suy nghĩ lung tung, không đúng vào đâu cả.

– Đừng bắt chước những ông thầy cả đời đi giảng pháp khắp nơi.

Nhưng có ai hỏi:

– Phật tánh là gì, không biết.

– Tánh người là sao, không rõ.

– Giác ngộ là hiểu cái gì? Tưởng tượng ra nói chuyện trên trời dưới biển.

– Giải thoát đi về đâu? Suy nghĩ ra, nói tầm bậy.

Hãy nghe kệ của Đức Phật dạy:

Nhân quả là chuyện thế gian
Thế gian là vậy, thẳng đàng mà đi
Đừng nên tưởng tượng mà chi
Ngồi đó mà tưởng, phải đi luân hồi!

Thiền tông Phật bảo mình thôi
Luân hồi mặc kệ, mình thôi luận bàn
Muốn lìa sanh tử thế gian
Chỉ cần Thôi Dứt, là an muôn đời.

Người nào biết được vậy rồi
Luân hồi sinh tử hết rồi với ta
Ngài xưa Đức Phật Thích Ca
Dạy thiền Nhất tự đưa ta về nguồn.

BAN QUẢN TRỊ CHÙA THIỀN TÔNG TÂN DIỆU.

Từ khóa:

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 12 | Hôm nay: 130 | Hôm qua: 196 | Tổng truy cập: 820452
Đặt câu hỏi trực tuyến