Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Thiền Tông Học

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Phật tánh không nay không xưa

Phật tánh không thêm, không bớt, không thừa

Người thấy sanh tử dây dưa

Hai thứ không chạm chỗ xưa Niết Bàn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Thiền Tông chẳng kiếm chẳng tìm

Chẳng quán, chẳng tưởng nhận liền tánh nghe

Tánh nghe, tánh thấy là bè

Đưa Người Thanh tịnh về miền quê xưa.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Như Lai dạy rõ cụ rằng

Ngọc châu như ý ở hằng nơi ta

Dù tìm được gần hay xa

Ngọc châu như ý thật là bỏ đi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

- Tri kiến lập tri tức vô minh bổn

Tri kiến bất lập tri, tức tánh Niết Bàn

- Thiền tông không quán tưởng cầu

Ngồi thiền vạn kiếp vẫn sâu luân hồi.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Vọng tưởng mà cầu huyền linh

Là tìm sanh tử để mình vui chơi

Thiền tông Phật bảo mình Thôi

Thôi đi tất cả hết rồi trầm luân.

Phật Hoàng Trần Nhân Tông dạy

Tu Thiền mà Quán hay cầu

Chẳng khác đốt lửa giữa bầu bão giông

Thiền tông mà cố dụng công

Dụng công mà được bỏ sông cho rồi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy

Cuộc sống hiện tại của ông

Là sống Nhân quả nên ông khổ sầu

Dù sống cao sang đến đâu

Cũng là luân chuyển không đâu an nhàn.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

ĐẦU TIÊN NHƯ LAI THUYẾT ĐẠO MẦU

CÁC ÔNG TRIỆT NGỘ CHỖ THÂM SÂU

NHƯ LAI MỪNG CÁC ÔNG THẤU HIỂU

NGỌC CHÂU NHƯ Ý CHẲNG TÌM, CẦU.

ĐỨC LỤC TỔ HUỆ NĂNG DẠY

BỒ ĐỀ VỐN KHÔNG CÂY

SÁNG KHÔNG PHẢI NHỜ ĐÀI

XƯA NAY KHÔNG PHẢI VẬT

CHỖ NÀO DÍNH BỤI NHƠ.

NĂM ANH EM NGÀI KIỀU TRẦN NHƯ NÓI

DỤNG CÔNG TÌM KIẾM PHẬT LÀM CHI

TRỰC NHẬN CHÂN TÂM NGỘ TỨC THÌ

TRẦN KIA SAO SUYẾN PHẢI LÌA BỎ

TÂM KIA TỊNH SÁNG NHẬN NGAY ĐI.

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI DẠY

THIỀN THANH LÀ NHẤT TỰ THIỀN

BUÔNG, DỪNG, THÔI, DỨT HẾT LIỀN TỬ SANH

Ở TRONG VẬT LÝ ĐUA TRANH

ĐUA TRANH CÀNG MẠNH TỬ SANH, KÉO MÌNH.

ĐỨC PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG DẠY

THIỀN TÔNG THANH TỊNH MÀ TÙY DUYÊN

ĐÓI ĐẾN THÌ ĂN MỆT NGỦ LIỀN

TRONG NHÀ CÓ BÁU THÔI TÌM KIẾM

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM CHỚ HỎI THIỀN.

Các bài khác
01. Phật tử Phạm Việt Dũng: Đâu là chân chính, đâu là Ma Vương!

Kính thưa viện chủ Nguyễn Nhân và các vị trong ban quản trị.

Tôi là phật tử Phạm việt Dũng. Mấy hôm nay tôi có lên mạng xem trên Youtube vi deo cuộc hỏi trả lời của viện chủ và các Phật tử ngày 20-5 – 2018 và được biết những vấn đề từ ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Long An đã có công văn yêu cầu chùa Thiền tông Tân Diệu mấy điểm sau:

–          Chùa Thiền tông Tân Diệu phải bỏ hai chữ “Thiền tông”

–          Chùa Thiền tông Tân Diệu không được phép truyền thiền

–          Chùa Thiền tông Tân Diệu không được phép trả lời các câu hỏi về thiền tông

Lý do: Hoạt động của chùa Thiền tông Tân Diệu đã gây bức xúc trong giới Phật tử trong cả nước và gây mất đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Thưa Viện chủ Nguyễn Nhân và Ban Quản Trị,

Tôi có nghe những câu hỏi và trả lời của viện chủ và mọi người và hiểu, viện chủ tuy tuổi đã cao nhưng là người rất bản lĩnh, chắc chắn cẩn thận và có tâm với các phật tử chúng tôi, quyết tâm bảo vệ pháp môn Thiền tông, sẽ mời luật sư giỏi để giải quyết vấn đề.Cá nhân tôi và tôi chắc rất nhiều phật tử đã rất cảm phục viện chủ. Tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của viện chủ và của mọi người trong buổi trả lời. Về cá nhân tôi, do không có mặt trong buổi trả lời ngày 20-5 nên tôi có mấy ý kiến cá nhân gửi tới viện chủ và ban quản trị, những mong đóng góp tiếng nói của mình cùng tất cả các phật tử thiền tông trong và ngoài nước hiện nay.

Ý kiến của tôi như sau

  1. Những câu hỏi cho Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Long An:

– Giáo hội phật giáo tỉnh Long An dựa trên cơ sở hiến chương phật giáo nào buộc chùa Thiền tông Tân Diệu phải bỏ hai chữ “ Thiền tông”?

–  Môn phái Thiền tông được nêu trong Huyền Ký Đức Phật được truyền bởi 36 tổ, trong đó tại Việt Nam có đóng góp 3 tổ ( Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông; tổ Pháp Loa và Huyền Quang ) là một trong 6 môn phái của Đức Phật có bị cấm không?

– “ Hỏi và trả lời” những vấn đề về Thiền tông có vi phạm hiến chương và nguyên tắc của giáo hội phật giáo VN không? Ai  và chùa nào tại VN mới được quyền truyền bá và thực hiện hỏi đáp về pháp môn Thiền tông của Đức Phật ?

– Ban Trị Sự Giáo hội phật giáo tỉnh Long An hãy đưa ra những bằng chứng “ gây bức xúc “ và “ gây mất đoàn kết” của chùa Thiền tông Tân Diệu : Bức xúc như thế nào? Mất đoàn kết ra sao” . Những bằng chứng phải cụ thể, rõ ràng bằng người thực việc thực, không mơ hồ và phải có giải thích chứng minh bằng lý luận căn cứ trên các qui định trong hiến chương phật giáo VN .

– Phật tử theo pháp môn tu thiền tông tại chùa Tân Diệu là tự nguyện, xét thấy ích nước, lợi nhà và bản thân, không ảnh hưởng đến an ninh chính trị quốc gia, không mê tín dị đoan nên có số lượng người theo cả trong và ngoài nước rất đông, đã được cấp “yếu chỉ thiền tông” khoảng vài ngàn người và “bí mật Thiền tông” vài trăm người. Đây là quyền lợi tự do tín ngưỡng  của con người được hiến pháp VN và hiến chương Liên Hợp Quốc  bảo hộ. Việc Giáo hội phật giáo Long An ra văn bản buộc chùa Thiền tông Tân Diệu dừng việc cấp chứng chỉ và truyền thiền là căn cứ từ văn bản nào? Có xâm phạm lợi ích của mọi người dân yêu mến đạo Phật không? Có vi phạm hiến pháp VN và hiến chương LHQ không?

  1. Nếu giáo hội phật giáo tỉnh Long An trả lời đủ những câu hỏi trên thì chùa Thiền Tông Tân Diệu mới nghiên cứu xem xét, lấy đó làm căn cứ để thực hiện công văn.
  2. Viện chủ và ban quản trị hãy viết bức thư ngỏ gửi cho Ban trị sự giáo hội Phật giáo VN, viết về tình hình chùa Thiền tông Tân Diệu hiện nay đã nhận được công văn của Ban trị sự giáo hội Phật giáo liên huyện Đức Hòa – Đức Huệ, đề nghị Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam can thiệp vì quyền lợi của hàng ngàn Phật tử đang tu tập theo pháp môn Thiền tông cả trong và ngoài nước. Bức thư nên đăng công khai trên mạng để lấy chữ ký của các Phật tử chùa Thiền tông Tân Diệu. Vì là quyền lợi của mọi người tu tập nên hành động đóng góp chữ ký là rất quan trọng của các Phật tử, cũng là hành động tạo công đức cho các Phật tử đang tu tập.

Thưa viện chủ và ban quản trị. Việc một pháp môn bị những dư luận phản biện trái chiều trên mạng xã hội là việc rất bình thường.  Tin hay không tin là quyền của các cá nhân. Không thể lấy sự “xôn xao” đó là bằng chứng để qui chụp cho chùa Thiền tông Tân Diệu là “gây bức xúc” và “gây mất đoàn kết dân tộc” được.  Bằng trực giác cảm nhận những bình luận trên mạng xã hội trong các video của những hoạt động “hỏi và trả lời” của viện chủ Nguyễn Nhân với các Phật tử và mọi người, hiện nay ta thấy nổi lên hai luồng tư tưởng thể hiện:

  • Một luồng tư tưởng công kích viện chủ Nguyễn Nhân : những người công kích, phỉ báng pháp môn và huyền kí Đức Phật mang giọng điệu lời lẽ rất vô văn hóa, tục tĩu, không xứng đáng là những đệ tử  của Phật.
  • Một luồng tư tưởng, tuy ít, của những người bảo vệ Pháp môn Thiền tông, viện chủ Nguyễn Nhân và Huyền Kí Đức Phật mang lời lẽ ôn hòa, không bị kích động, cố gắng thuyết phục những người thuộc luồng công kích hãy bĩnh tĩnh đối chất để làm rõ vấn đề.

Chỉ với hai luồng bình luận trên trong các video thôi, ta đã thấy đâu là những Phật tử chân chính xứng đáng là “con Phật”, đâu là những lời lẽ của “Ma Vương” rồi.

Trên đây chỉ là ý kiến đóng góp của cá nhân tôi trước vấn đề ảnh hưởng đến sinh hoạt của các Phật tử chùa Thiền tông Tân Diệu gửi Viện chủ Nguyễn Nhân và Ban quản trị. Có những ý kiến nào không phù hợp hay sai sót cũng rất mong viện chủ và các vị trong Ban quản trị thông cảm vì tôi lần đầu tiên giác ngộ đạo Phật, những hiểu biết còn rất sơ đẳng.

Xin chúc viện chủ và các vị trong ban quản trị bản lĩnh, vững vàng, mạnh khỏe an lạc.

SG, 25-5-2018

Phật tử Phạm Việt Dũng.

Từ khóa:

 

 


 

NƠI TU TẬP GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Bản quyền thuộc: thientong.com.vn

Website: http://thientong.com.vn - Email: chuathientongtandieu@gmail.com

Nơi dành cho những ai muốn Giác ngộ - Giải thoát.

 


            

Copyright © 2017 THIENTONG. All Rights Reserved.Design by Nina Co, Ltd
Đang online: 7 | Hôm nay: 208 | Hôm qua: 394 | Tổng truy cập: 761027
Đặt câu hỏi trực tuyến